Trà Vinh có gì lạ?

27/06/2017 12:25 | Điểm đến

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Trà Vinh là thành phố có đông người Khmer sinh sống thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở Việt Nam, chỉ sau Sóc Trăng. Người khmer khi chết thì hỏa táng, tro cốt để trong bình rồi đưa vào chùa. Bình đựng tro cốt được để trong các tháp ở chùa.

Đời sống văn hóa, tâm linh của người khmer được thể hiện rõ nhất qua kiến trúc của các ngôi chùa. Các ngôi chùa khmer có sự giao hòa, kết hợp giữa Phật giáo và Bà la môn giáo (một đẳng cấp của Ấn Độ giáo).

Các bạn quan sát kiến trúc của các ngôi chùa ở Trà Vinh (Sóc Trăng tương tự) thì sẽ thấy nó rất khác với chùa của người Kinh. Ở các góc mái chùa đều có tạo hình con rắn còn ở các đầu cột chống ở 4 góc là tượng chim thần, ở các đầu cột chống còn lại là tượng nữ thần. Đó là rắn thần Naga, chim thần Krud (cả Naga và Krud đều là con của phật ca diếp, một trong 6 vị phật trước phật thích ca mâu ni mà người khmer thờ cúng hiện tại và là vị phật thứ 3 trong hiền kiếp) và nữ thần có cánh Keynor.

Chú thích ảnh

Cả thần Keynor lẫn thần Krud đều được tạo hình với tư thế giang rộng tay đỡ lấy mái chùa. Tất cả đều là các linh vật hoặc nhân vật thần thoại trong Bà la môn giáo. Đó chính là tôn giáo đầu tiên của người khmer do các thương lái Ấn Độ tới Đông Nam Á truyền đạo trước khi họ theo phật giáo sau đó. Người khmer rất tôn thở rắn Naga.

Chú thích ảnh

Có sự tích là đức phật trong lúc đang tọa thiền thì trời đổ mưa to. Khi đó, Naga đã cuộn tròn quấn thành nhiều vòng quanh đức phật, tạo thành bệ ngồi nâng người lên rồi bành mang ra che mưa cho đức phật nên người có thể tọa thiền mà không hề bị ướt. Đấy là lí do vì sao những người khmer theo đạo phật rất tôn thờ rắn Naga và coi Naga như một vị thần luôn che chở và đem lại may mắn, bình an cho cuộc sống của họ.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Sự tôn kính với thần rắn Naga được người Khmer thể hiện ngay trong kiến trúc của các ngôi chùa khi họ biến Naga thành một đặc trưng kiến trúc cho ngôi chùa của mình. Một đặc điểm kiến trúc khác của các ngôi chùa Khmer là bộ mái ngôi chính điện của các chùa có nhiều cấp (lớp) chồng lên nhau và ở hai đầu hồi có hình tam giác cân. Ở chính giữa có một tháp cao. Dấu ấn khmer thể hiện đậm nét trong kiến trúc chùa chiền của Trà Vinh như thế. Đó là thứ văn hóa không phải để giải trí nhưng đủ hấp dẫn với những người quan tâm và thích tìm hiểu những dấu tích lịch sử của một thời.

********

Cafe 1985 & hoài niệm thời bao cấp

Trà Vinh có khá nhiều quán cafe đẹp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Nhưng có một quán khác ở đường Phạm Ngũ Lão khiến người ta chú ý ngay từ cái tên của nó cho tới cách chủ quản thiết kế và bài trí những vật dụng bên trong. Đó là Cafe 1985. 1985 là thời kỳ kinh tế Việt Nam vẫn trong thời kỳ bao cấp hết sức khó khăn.

Phải sinh ra và sống trong những năm tháng ấy thì người ta mới cảm nhận được đầy đủ cái không khí của một thời kỳ lịch sử đã trôi qua mấy chục năm nay. Hồi ấy tôi còn nhỏ nhưng đâu đó trong ký ức vẫn còn lưu giữ những hình ảnh về cái thời mà nhà ai có chiếc xe máy Simson của Đông Đức (cũ) để đi đã là khá giả lắm. Kém hơn một chút là chiếc Barbetta của Tiệp Khắc (cũ).

Chú thích ảnh

Cái thời của chiếc VEF 206 với giọng bình luận bóng đá sôi nổi của Hoài Sơn vang lên mỗi chiều Chủ Nhật. Thời mà bánh xà phòng 72 của Liên Xô (cũ) được phân phối như một thứ của hiếm. Thời của chiếc tivi Neptune trắng đen, màn hình lồi của Ba Lan hay chiếc xe phượng hoàng xích hộp do Trung Quốc sản xuất mà nhà ai có để xem, để đi cũng đã được coi là có điều kiện lắm rồi.. Bước chân vào cafe 1985, tất cả hồi ức về một thời xưa cũ lại ùa về.

Đây những chiếc bàn được chủ quán làm từ những khung cửa sổ cũ kỹ. Đây chiếc đèn dầu nhỏ. Kia chiếc đèn manchon (măng sông). Rồi chiếc máy khâu con bướm cũ. Rồi chiếc barbetta huyền thoại. Rồi chiếc tivi đen trắng màn hình lồi...Cả một thời kỳ lịch sử của mấy chục năm về trước hiện lên sống động ngay trước mắt. Quán có nhiều khu, ngoài sân, trong nhà, ngoài hiên, được thiết kế giao hòa với thiên nhiên. Có kệ sách với nhiều cuốn sách lịch sử cho các bạn ham đọc.

Có nhiều bức họa chân dung các nhân vật lịch sử, các chính khách, quân sự gia, doanh nhân nổi tiếng như Bác Hồ, Che Guevara, Napoleon, Bố già, Bill Gates... Quán cũng có một sân khấu ca nhạc nhỏ kiểu “hát cho nhau nghe” nơi những bản nhạc xưa, nhạc Trịnh vang lên hàng tối. Đến với Cafe 1985 là để sống lại với những tháng năm của thời bao cấp nhiều gian truân nhưng cũng lắm niềm vui.

************

Bún nước lèo

Nói đến Trà Vinh thì bắt buộc phải nhắc đến bún nước lèo. Đây vốn là món ăn dân dã nhưng chính vì dân dã nên nó trở nên rất phổ biến và trở thành biểu tượng của ẩm thực Trà Vinh đến mức mà người ta bảo rằng nếu bạn chưa ăn bún nước lèo có nghĩa là bạn chưa đến Trà Vinh.

Món ăn nổi tiếng của người khmer này tuy bây giờ phổ biến ở nhiều tỉnh thành ở miền Tây và miền Nam (Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu...) nhưng ăn ở Trà Vinh và Sóc Trăng mới là ngon nhất.

Chú thích ảnh

Không thể kìm hãm sự háo hức lại, tôi tìm đến một chị người khmer bán bún nước lèo ngay trước cổng chùa Long Khánh để thưởng thức món ăn được xem là hồn cốt, là tinh hoa của ẩm thực Trà Vinh. Không phải nhà hàng sang trọng, đắt đỏ gì mà chỉ là hàng ăn trên vỉa hè, thưởng mở bán từ 4h chiều hàng ngày mà dân tình bảo đã bao năm nay hàng của chị lúc nào cũng đông như kiến và chỉ sau vài tiếng đồng hồ là bán hết veo.

Bún nước lèo ngon nhất dĩ nhiên là ở nước lèo. Người Khmer ở Trà Vinh làm nước lèo từ mắm bò hóc. Để tạo ra loại mắm này người ta chế biến từ các loại cá nước ngọt, cạo sạch vẩy, bỏ đầu, bỏ ruột, ngâm trong nước muối vài tiếng rồi đem phơi khô. Rồi ướp đường, tiêu, ớt, tỏi... rồi rửa lại cá bằng nước muối.

Xong rồi cho cá vào hũ ướp với muối và trộn lẫn với cơm nguội theo tỷ lệ nhất định và ủ khoảng 2 tháng. Sau đó lại cho cơm nguội vào tiếp tục trộn lên rồi đem hũ cá ra phơi nắng vài tháng nữa thì sẽ thành mắm bò hóc.

Khi làm bún nước lèo (sợi bún trắng, to, tròn, dẻo), người ta lấy bún cho vào tô trước rồi cho mắm bò hóc cùng với cá đã làm chín, lọc hết xương, đã được giã nhỏ ra vào nồi nước sôi rồi múc vào bát bún ăn cùng rau ghém như bắp chuối, giá, húng...Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể ăn kèm với dấm ớt. Còn có nhiều “biến tấu” khác của món này để làm cho hương vị thêm đa dạng như ăn với thịt heo quay, thịt ba chỉ luộc, bánh tôm...

Tin cùng chuyên mục

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - nơi lưu giữ những di sản vô giá về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê.

Những địa điểm mà tín đồ ẩm thực chay không thể bỏ lỡ ở "đảo thiên đường"

Những địa điểm mà tín đồ ẩm thực chay không thể bỏ lỡ ở "đảo thiên đường"

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, Đài Loan (Trung Quốc) còn là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ ăn chay trong hành trình khám phá và thưởng thức.

Núi Bà Đen, điểm đến du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ

Núi Bà Đen, điểm đến du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ

Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh – điểm du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ hiện đang thu hút đông đảo Phật tử và du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng không khí linh thiêng.

Thành Nhà Hồ - điểm sáng trên bản đồ phát triển du lịch quốc gia

Thành Nhà Hồ - điểm sáng trên bản đồ phát triển du lịch quốc gia

Chiều 12/5/2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Vĩnh Lộc tổ chức cho cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa đi thực tế tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ - Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.

Hình ảnh một Hà Nội đẹp dịu dàng mùa lá rụng

Hình ảnh một Hà Nội đẹp dịu dàng mùa lá rụng

Tháng Năm về, gõ cửa mùa hạ bằng những cơn mưa lá sấu vàng bay. Hà Nội những ngày này bỗng hóa dịu dàng, trầm tư đến lạ. Những hàng sấu cổ thụ ven đường như những người nghệ sĩ già, thong thả trút xuống tấm áo vàng óng ả, để gió cuốn đi, dệt thành thảm nắng rực rỡ trên từng góc phố, con đường.

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Nghệ thuật đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được hình thành và phát triển ở Nam Bộ.

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Từ đầu năm đến nay, Hòa Bình tiếp tục là điểm đến được đông đảo du khách trong nước và quốc tế yêu thích, lựa chọn.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).

Tin mới nhất

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Tỉnh Quảng Trị có hơn 500 di tích lịch sử, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Những năm qua, tỉnh chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích nhằm bảo vệ di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững, quảng bá hình ảnh Quảng Trị ra thế giới.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái. Đây là năm năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – vừa có bài viết mang tựa đề “Việt Nam phát triển du lịch đặc sắc”. Theo bài viết, cứ vào buổi tối các ngày cuối tuần, khi đèn được bật sáng, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội lại trở nên sôi động và náo nhiệt khi những tuyến đường xung quanh hồ đã biến thành phố đi bộ.

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - nơi lưu giữ những di sản vô giá về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê.

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động vừa qua, hình thức du lịch dưỡng sinh đã nổi lên tại Trung Quốc như một xu hướng mới, thay thế cho các lựa chọn du lịch truyền thống như du lịch nước ngoài và tham quan thành phố.

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 17/5/2025, tại Bảo tàng Đắk Lắk, đã diễn ra Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề "Sắc vóc non cao".

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành đã góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đơn vị kiểu mẫu về triển khai du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ "Ngày văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội", sáng 17/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp.

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ngày 16/5, Đoàn đại biểu gồm các đại sứ, trưởng đại diện và thành viên ngoại giao đoàn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh (Hải Dương).