11/01/2022 19:25 GMT+7 | Tin tức 24h
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 11/1, Tòa án nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền (nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí" quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị cáo Tuyền bị xét xử về những sai phạm khi giữ chức Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi.
Hội đồng xét xử nhận định, cáo trạng truy tố các bị cáo về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí là đúng người, đúng tội, không oan sai. Các bị cáo đã lợi dụng việc được giao, quản lý, sử dụng ngân sách để giao việc đầu tư, sửa chữa bảy trường học trên địa bàn huyện Củ Chi không đúng quy định pháp luật, gây thất thoát cho ngân sách 17,7 tỷ đồng.
Ngoài bị cáo Tuyền, Hội đồng xét xử cũng tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Loan (nguyên Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi) 3 năm tù; Lê Vũ Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Đông Phương) 3 năm tù; Phan Văn Duyệt (Phó Giám đốc Công ty Đông Phương) 5 năm tù; Phan Văn Bình Tâm (Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài, em trai của bị cáo Duyệt) 4 năm tù, cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo nội dung vụ án, bị cáo Tuyền năm 2016 với vai trò Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi đã trực tiếp đi khảo sát các trường học cùng bị cáo Loan để duyệt các hạng mục cần sửa chữa. Cả hai đã thẩm định, trình duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi mà không yêu cầu các trường thực hiện các thủ tục đúng quy định về đầu tư xây dựng. Trong đó, hầu hết hạng mục được duyệt đều chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng sai quy định.
Bị cáo Phạm Văn Duyệt mặc dù chỉ giữ vai trò Phó giám đốc Công ty Đông Phương nhưng thực chất là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động. Duyệt liên hệ chuyển hồ sơ dự toán các hạng mục sửa chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, là người trực tiếp liên hệ với hiệu trưởng các trường học để tự lập dự toán, thiết kế, thi công. hoàn chỉnh thủ tục quyết toán.
Đối với việc lập dự toán, thiết kế, Duyệt nhờ bị cáo Phan Văn Bình Tâm (em trai của Duyệt) dùng pháp nhân Công ty Tâm Phú Tài ký tên, hợp thức hóa hồ sơ thiết kế, dự toán và các thủ tục liên quan cho khớp số liệu do Phan Văn Thuyết lập mà không tiến hành khảo sát trên thực tế và ký các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ quyết toán để kho bạc duyệt chi.
Phan Văn Duyệt cũng là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình, nâng khống khối lượng công trình gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Bị cáo Lê Vũ Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Đông Phương là người ký các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thì không nghiệm thu, thanh quyết toán với tư cách Giám đốc Công ty Đông Phương, là đồng phạm giúp sức cho Duyệt thực hiện hành vi phạm tội.
Trong vụ án này, đối với 6 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng của 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi, Cơ quan điều tra xác định có thiếu sót, sai phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khi sử dụng Ngân sách Nhà nước, có dấu hiệu phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí". Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đánh giá, do họ không có chuyên môn về đầu tư xây dựng, chưa được cơ quan quản lý đào tạo nghiệp vụ và pháp luật về lĩnh vực này, có thái độ thành khẩn khai báo, hậu quả vụ án phần lớn đã được khắc phục nên Cơ quan điều tra không đề nghị xử lý hình sự.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất