Tại sao Man United - Arsenal được gọi là 'Trận chiến buffet'?

08/11/2013 19:26 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Báo chí Anh gọi cuộc chiến giữa Man United và Arsenal vào ngày 24/10/2004 là “Trận chiến buffet”. Ban đầu trận đấu này được gọi là “Trận chiến Old Trafford II” nhưng không lâu sau đó cái tên này trở nên kém thông dụng và phải nhường chỗ cho cách gọi “Cuộc chiến buffet”.

Trận đấu giữa United và Arsenal ở mùa giải 2003-2004 kết thúc không có bàn thắng, đáng chú ý là Ruud van Nistelrooy đá hỏng penalty vào phút chót sau đó đã có xung đột giữa anh và một số cầu thủ Arsenal, đặc biệt là Martin Keown. 


Cuộc chiến Man United - Arsenal thường xảu ra va chạm

Vụ này lúc đầu bắt nguồn từ va chạm giữa van Nistelrooy và Patrick Vieira khi tiền đạo của United phạm lỗi với tiền vệ Arsenal. Vieira sau đó đã chủ định đá van Nistelrooy để trả đũa nhưng không chạm người anh. Mặc dù vậy, tiền vệ người Pháp vẫn bị truất quyền thi đấu sau khi nhận thẻ vàng thứ hai. Vieira và HLV Arsenal Arsene Wenger “tố” Van Nistelrooy đã giả vờ bị phạm lỗi để trọng tài cho Vieira “đi tắm sớm”.

Trong khi đó, Sir Alex Ferguson đã bảo vệ học trò và phủ nhận cáo buộc Van Nistelrooy đã ăn vạ. Sau trận đấu, 4 cầu thủ Arsenal nhận án cấm và phải nộp phạt tổng cộng 275.000 bảng cho FA. Hai cầu thủ United cũng bị phạt vì hành vi không đúng mực. Người thứ 3 bị cảnh cáo không được tái phạm trong tương lai. Lúc đầu báo chí Anh gọi trận đấu năm 2003 ấy là “Trận đánh Old Trafford”.

Trận đấu này trở nên quan trọng hơn đối với hai đội bóng vì nếu Arsenal không thua, họ đã có thể gia tăng chuỗi trận bất bại ở Premier League lên con số 50. Trong khi đó, United khi ấy kém đội dẫn đầu Premier League 11 điểm, muốn chứng tỏ rằng họ là ứng viên vô địch và chấm dứt chuỗi bất bại của Arsenal. Trước đó vài tháng, hai đội đã gặp nhau ở FA Community Shield và Arsenal thắng 3-1.

Trở lại với cuộc chiến ở Premier League nói trên, Man United thắng Arsenal 2-0 ở lượt đi Premier League mùa giải 2004-2005, khiến chuỗi bất bại của Pháo thủ ở giải Ngoại hạng dừng lại ở con số 49. (vắt qua hai mùa bóng). Trận đấu diễn ra trước sự chứng kiến của 67.862 khán giả. Có rất nhiều tình huống gây tranh cãi đáng chú ý trong trận này. Đấy không phải là lần đầu tiên cầu thủ United và Arsenal cáo buộc lẫn nhau, chỉ trích các quyết định không chính xác của trọng tài và chỉ trích đối phương ăn vạ sau khi trận đấu kết thúc.

Trong trận đấu nói trên, hai đội đều không thể phá lưới đối phương sau 71 phút thi đấu. Đến phút 72, trọng tài cho United hưởng penalty sau pha va chạm giữa Sol Campbell và Wayne Rooney trong cấm địa Arsenal dù có vẻ như trung vệ Arsenal đã không tắc bóng. Ruud Van Nistelrooy đá penalty thành công trước khi Rooney ghi bàn thứ 2 cho United vào phút 90.

Khi trận đấu kết thúc, người ta thấy Sol Campbell từ chối bắt tay Rooney. Cơn giận dữ lên đến cao điểm khi cầu thủ hai đội đi vào đường hầm. Một cầu thủ Arsenal giấu tên bị cáo buộc đã ném một số đồ ăn về phía Sir Alex Ferguson mà báo chí Anh nói là pizza nhưng đôi khi lại nói là café, canh cà chua hay súp đỗ. Người bị “tình nghi” là Cesc Fabregas. Tháng 11/2011, trong cuộc giao lưu trực tuyến trên kênh BBC radio 5, chính trung vệ Martin Keown của Arsenal đã xác nhận Fabregas là người ném đồ ăn về phía Sir Ferguson. Sau đó, chính Sir Ferguson cũng xác nhận chuyện này trong cuốn tự truyện của ông.



Những vụ xô xát làm tăng thêm "gia vị" cho đại chiến

Sau này, ông Arsene Wenger nói rằng Rooney đã ăn vạ để kiếm penalty. Trọng tài Mike Riley bị chỉ trích vì đã có nhiều quyết định không chính xác trong trận đấu. Ruud Van Nistelrooy đã phạm lỗi thô bạo với Ashley Cole nhưng ông Mike Riley không quan sát thấy. Van Nistelrooy sau đó đã thừa nhận phạm lỗi và bị cấm thi đấu 3 trận.

Cựu trọng tài Jeff Winter đánh giá về những quyết định của ông Riley: “Đấy là trận đấu mà đội nào cũng đặt mục tiêu chiến thắng lên trên việc chơi đẹp và trung thực. Trong bối cảnh ấy thì bất kỳ một quyết định nào của trọng tài cũng trở thành tâm điểm gây chú ý và nếu ông ta đưa ra quyết định bất lợi cho đội nào thì phản ứng của đội đó thường là là kêu ca, phàn nàn và trọng tài trở thành mục tiêu dễ dàng để nhắm đến. Nhưng tính chất của trận đấu này khiến nó gần như trở thành trận đấu không thể điều khiển được. Đấy là quan điểm cá nhân của tôi”.

Trưởng ban trọng tài Premier League Keith Hackett bình luận: “Chúng ta đều biết đây là một trong những trận đấu quan trọng của mùa giải. Mike Riley rõ ràng đã có kế hoạch để sao cho không làm hỏng trận đấu. Ông ấy không muốn làm vỡ trận đấu và có lẽ đã định điều khiển trận đấu mà không truất quyền thi đấu của cầu thủ nào. Ông ấy không muốn làm cho trận đấu trở nên căng thẳng và tôi nghĩ Mike Riley đã làm rất tốt để “mềm hóa” các tình huống trên sân”.

Trong khi đó, Arsene Wenger chĩa mùi dùi về phía ông Mike Riley: “Như chúng ta đã biết trọng tài đã quyết định trận đấu. Hoàn toàn không có va chạm nào để dẫn đến quả penalty dù cho Rooney nói là có. Rất khó chấp nhận khi chứng kiến ông Mike Riley thổi một quả penalty lãng xẹt như vậy. Chúng tôi chỉ có thể làm chủ lối chơi của mình, không thể kiểm soát các quyết định của trọng tài. Khi đá ở Old Trafford và vào lúc Man United đang gặp khó khăn, Arsenal thường bị trọng tài phạt penalty. Mùa trước chuyện đó đã xảy ra và bây giờ điều tương tự lặp lại”.

Thủ quân Patrick Vieira lên tiếng: “Bạn phải quen với chuyện bị xử ép khi đá ở Old Trafford. Chúng tôi đã quen với chuyện đó”. Trước trận lượt về trong mùa giải 2004-2005, Roy Keane đã đối đầu với Vieira trong đường hầm. United chiến thắng 4-2 ở trận ấy. Trong quá trình khởi đầu trước trận đấu, Vieira bị cáo buộc đã đẩy Gary Neville sau khi tố cáo hậu vệ của United đã có những pha vào bóng thô bạo với Robert Pires ở Old Trafford.

Trong trận lượt về ở Highbury lại xảy ra nhiều pha va chạm giữa cầu thủ hai đội. Mikael Silvestre bị truất quyền thi đấu sau khi có va chạm với Freddie Ljungberg. Mặc dù chỉ còn chơi với 10 người nhưng United vẫn giành chiến thắng 4-2 chung cuộc sau khi ngược dòng hai lần.

HT

Theo Wikipedia

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm