(Thethaovanhoa.vn) - Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân (Tiền Giang) vừa công bố tác phẩm quan trọng: Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc (NXB Văn hóa - Văn nghệ, 12/2014). Quan trọng không chỉ vì tính khai phóng vấn đề, chuẩn mực khoa học, văn phong sáng sủa, mà vì nó chỉ ra rằng lịch sử Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á.
“Ngày nay, đối với vấn đề Biển Đông, tư liệu của Trung Quốc nhiều gấp mình vài chục lần. Nhưng chính việc họ gom tất cả lại để khẳng định chủ quyền đã làm nảy sinh ra những lỗ hổng, những sự mâu thuẫn, chúng ta có thể tận dụng để phản biện” - Phạm Hoàng Quân từng chia sẻ. Khảo cứu sâu và rộng
Phạm Hoàng Quân theo quan điểm “uống nước tận nguồn”, nên với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, dù rất thời sự, ông vẫn không nóng vội, mà cố gắng truy cập sâu vào nguồn sử liệu của Trung Quốc, từ chính sử, thực lục, nhất thống chí, địa đồ, hàng hải...
Ông đã khảo cứu hơn 200 bộ sách và hơn 180 địa đồ có tính chính thống từ thời nhà Hán cho đến cuối đời Thanh, nơi cho thấy rằng Trung Quốc chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á.
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Ảnh: Trần Việt Đức
Phạm Hoàng Quân cũng xem xét những sách, những ghi chép dạng “du ký”, vốn nhìn từ góc độ cá nhân, trung tính, không đại diện cho chính sử, nên cũng không thể giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. “Hiện nay, phần lớn học giới Trung Quốc căn cứ vào loại du ký này để đưa ra lập luận, mà ít khi dựa vào những văn bản có tính pháp lý như chính sử, địa đồ...” - Phạm Hoàng Quân khẳng định.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã từng công bố Trung Quốc hiện có hơn 400 luận văn, luận án và các tài liệu, bài viết về Biển Đông trong các trường đại học quốc tế. Phạm Hoàng Quân có đề cập đến những tài liệu này, nhưng không dựa vào đó để khảo sát sâu rộng, vì từ nguồn tài liệu chính thống trong cổ sử (nhà Thanh trở về trước) đã cho thấy lập luận của Trung Quốc là không thuyết phục.
Họ thường viết: “Qua các nguồn sử liệu lâu đời, Trung Quốc rõ ràng đã xác lập chủ quyền toàn bộ vùng Nam Hải”. Sách của Phạm Hoàng Quân chỉ ra rằng đó là ngụy biện, thậm chí ngụy thư, chính cổ sử Trung Quốc đã “gậy ông đập lưng ông” các lập luận của họ về sau này.
Sử liệu chính thống của Trung Quốc đồ sộ, xuyên suốt qua mấy ngàn năm, từ sử sách của triều đình cho đến “địa phương chí” của từng vùng đất đều thống nhất cực Nam của Trung Quốc là huyện Nhai (phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam). Chính cổ sử của họ đã nhiều lần thừa nhận Biển Đông thuộc vùng biển Giao Chỉ, hoặc Chiêm Thành.
Tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc
Chứng minh chứ không tranh luận
Phần lớn các sách nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa gần đây của Việt Nam được viết với chủ đích tranh luận, thậm chí tranh chấp pháp lý đối với hai quần đảo này, sách của Phạm Hoàng Quân không đi theo hướng này. Ông chủ đích phân tích thư tịch cổ Trung Quốc để xâu chuỗi, hệ thống thành một tài liệu khả tín, sáng sủa, dễ tiếp cận.
Trung Quốc thuộc nhóm vài quốc gia có truyền thống vẽ địa đồ từ trước Công nguyên. Địa đồ hành chính là công cụ khách quan thể hiện cương vực và chủ quyền của quốc gia, lãnh thổ. Phạm Hoàng Quân khảo hàng trăm địa đồ của Trung Quốc, từ Cửu vực thú lệnh đồ (năm 1121) cho đến Dư địa đồ (1526), Hoàng triều chức phương địa đồ (1636), và gần đây là Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy (2003)… để chứng minh rằng trong địa đồ hành chính họ chưa từng xác nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Phạm Hoàng Quân là nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập, ông đã mất gần 10 năm cho quyển sách 400 trang này. Ông sắp xuấn bản Thư mục đề yếu - Thư tịch Trung Quốc quan hệ đến lịch sử Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1949.
Bầu trời Hà Nội hôm nay mưa nặng hạt hơn, kèm theo những cơn dông nhưng cũng không ngăn nổi bước chân của người dân tìm về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, để thành kính tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời để phụng sự đất nước.
Tại Giải Boxing U22 & Trẻ châu Á 2025 tổ chức ở Colombo, Sri Lanka, đoàn Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng (HCV), 4 huy chương bạc (HCB) và 11 huy chương đồng (HCĐ).
Tiền vệ Đức Chiến của CLB Thể Công Viettel hồi hộp xen lẫn háo hức khi được HLV Kim Sang Sik triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho trận gặp Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
XSMB 24/5: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 24/5/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Với niềm tiếc thương vô hạn, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đức Lương – Người đảng viên Cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi anh hùng, giàu truyền thống Cách mạng.
Ngày 22/5/2025, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Havard, buộc các sinh viên nước ngoài đang theo học tại đây phải chuyển sang trường khác hoặc đối mặt nguy cơ mất quy chế pháp lý.
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia; tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 24 đến 28/5/2025.
Sáng 24/5/2025, tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phổ Khánh tổ chức lễ tang Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 24/5, xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm như không khí lạnh, mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lốc, xoáy, gió mạnh, sóng lớn trên biển...
Đúng 6 giờ sáng 24/5, Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 24/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về: dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự án Luật Dẫn độ.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, bóng đá Anh, bóng đá Ý, bóng đá Tây Ban Nha.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.