29/10/2021 21:54 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Phú Thọ ghi nhận thêm 46 ca dương tính
Theo Sở Y tế Phú Thọ, từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 29/10 , tỉnh Phú Thọ ghi nhận 25 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm trong 24 giờ qua là 46 ca.
Trong 25 ca mắc mới có 18 ca tại thành phố Việt Trì; Huyện Lâm Thao có 5 ca; huyện Cẩm Khê có 1 ca; huyện Thanh Thủy có 1 ca. Trong đó, có 23 trường hợp là các trường hợp F1 đã được cách ly, theo dõi hoặc trong khu vực phong tỏa, cách ly đã được quản lý. Hai trường hợp mới phát hiện trong cộng đồng là: 1 trường hợp tại phường Vân Cơ (thành phố Việt Trì); 1 trường hợp là công nhân Công ty điện tử Nam Sơn có địa chỉ lưu trú tại Điêu Lương - Cẩm Khê.
Như vậy, từ ngày 14/10 đến 29/10, Phú Thọ ghi nhận 591 ca mắc COVID-19. Toàn tỉnh hiện đang quản lý, theo dõi 6.687 trường hợp F1; 24.660 trường hợp F2, 28.048 trường hợp F3.
Trong ngày, toàn tỉnh Phú Thọ tổ chức tiêm 11.390 mũi vaccine; không phát hiện trường hợp phản ứng thông thường và phản ứng nặng sau tiêm chủng. Đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã tiêm 800.516 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó có 703.064 người đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, 97.452 người được tiêm đủ hai mũi. Phú Thọ đạt 67,46% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19; 9,3% người dân trên 18 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Phú Thọ được đánh giá cấp độ dịch ở cấp độ 2; có 8/13 huyện, thành thị ở cấp độ 2 gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Thủy, Cẩm Khê và Hạ Hòa, các huyện còn lại ở cấp độ 1. Toàn tỉnh có một xã ở cấp độ 4 là xã Chu Hóa thuộc thành phố Việt Trì; 6 xã ở cấp độ 3; 33 xã cấp độ 2 và các xã, phường, thị trấn còn lại ở cấp độ 1.
Ông Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, ngành y tế đã xây dựng, triển khai mô hình tháp ba tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tỉnh đã thí điểm triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 để sẵn sàng phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại nhà. Tính đến nay, đã có 58 người mắc COVID-19 được theo dõi, quản lý, điều trị tại nhà; 8 trạm y tế lưu động đã được kích hoạt với 15 tổ chăm sóc người nhiễm. Người bệnh hàng ngày đều được theo dõi sát diễn biến tình trạng bệnh.
Tỉnh đã kích hoạt 2 Bệnh viện dã chiến tỉnh với quy mô 260 giường, sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh có triệu chứng. Thời gian tiếp theo, tỉnh dự kiến kích hoạt thêm bệnh viên dã chiến huyện Phù Ninh với 150 giường. Khả năng đáp ứng của tỉnh trong thời điểm hiện tại có thể thu dung, điều trị cho 500-600 bệnh nhân có triệu chứng và nhẹ (không đủ điều kiện điều trị tại nhà).
Phú Thọ hiện có Bệnh viện dã chiến số 1, Trung tâm Hồi sức ICU cấp vùng giúp điều trị cho 100 người mắc COVID-19 nặng, nguy kịch; khi cần có thể nâng công suất lên 200 giường. Hiện, tỉnh đang điều trị cho 10 trường hợp mức độ vừa và nặng; thường xuyên được theo dõi sát các diễn biến lâm sàng và tích cực điều trị.
Việc chuẩn bị các điều kiện thu dung, điều trị người mắc COVID-19 của tỉnh đều đã được định hướng trong kế hoạch đáp ứng với các cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai xuất hiện nhiều chùm ca bệnh trong cộng đồng không rõ nguồn lây
Chỉ trong một tuần qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp xuất hiện nhiều chùm ca bệnh COVID-19 không rõ nguồn lây và đang có diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh Gia Lai đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều biện pháp căn cơ nhằm sớm khống chế được dịch.
Phát hiện nhiều chùm ca bệnh không rõ nguồn lây
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn hết sức phức tạp, nhất là tại huyện Chư Sê và thành phố Pleiku, nhiều trường hợp trong cộng đồng chưa tìm được nguồn lây.
Tại thành phố Pleiku, từ ngày 25- 29/10, thành phố đã ghi nhận 37 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, cùng nhiều khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng, như: Siêu thị Nông nghiệp Sài Gòn, chợ Yên Thế, chợ Nơ Trang Long, các hẻm khu dân cư đường Trần Quý Cáp, Trường Chinh... Hiện, trên địa bàn thành phố Pleiku đã có 7/22 xã, phường đã có các chùm ca bệnh, hầu hết đều chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Đáng chú ý, chùm ca bệnh tại hẻm 318 Trường Chinh, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, hiện số ca mắc COVID-19 đang ngày một tăng lên; hay chùm ca bệnh test nhanh tại Phòng khám đa khoa Bình An được phát hiện vào ngày 14/10, đến nay đã có 18 ca bệnh…
Tại huyện Chư Sê, diễn biến của dịch COVID-19 cũng đang hết sức phức tạp với chùm ca bệnh được phát hiện vào ngày 12/10 thông qua test nhanh tại Trung tâm Y tế thành phố Pleiku. Đến ngày 29/10, liên quan đến chùm ca bệnh này, lực lượng chức năng đã ghi nhận 102 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cũng tiến hành truy vết được 333 trường hợp F1 tại huyện Chư Sê; 19 trường hợp F1 tại huyện Chư Prông; 7 trường hợp F1 tại thành phố Pleiku; 23 trường hợp F1 tại huyện Đak Đoa.
Tính từ ngày 26/4 đến ngày 29/10, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 1.650 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó có 5 trường hợp tử vong. Từ ngày 1- 29/10 đã ghi nhận 1.004 trường hợp đi từ vùng dịch về, trong đó có 898 ca mắc mới; 106 ca tái dương tính. Hiện tỉnh Gia Lai đang tiếp tục điều trị cho 1.051 trường hợp.
Thần tốc truy vết, xét nghiệm
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với nhiều chùm ca bệnh không rõ nguồn lây, tỉnh Gia Lai đang tập trung thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch với phương châm phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vaccine, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.
Đối với hai chùm ca bệnh tại huyện Chư Sê, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai đã điều động Tổ công tác của Trung tâm đang tham gia công tác phòng, chống dịch tại huyện Kbang về hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại thành phố Pleiku; xem xét bổ sung thêm lực lượng hỗ trợ cho huyện Chư Sê để sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Tỉnh tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch mới, khoanh vùng rộng, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch mới, tiếp tục duy trì khống chế các ổ dịch cũ đang hoạt động, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm kiêm và cắt đứt nguồn lây, hạn chế tối đa dịch bùng phát lớn, lan rộng trong cộng đồng, sớm kiểm soát dịch bệnh.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân và thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, bảo vệ “vùng xanh” trong tình hình mới…, thành phố Pleiku đã có quyết định tiếp tục tạm dừng các loại hình hoạt động, dịch vụ, kinh doanh chưa thiết yếu như các quán bar/pub, vũ trường, karaoke, các dịch vụ massage, xông hơi; các điểm kinh doanh, cung cấp trò chơi điện tử, game online, các đại lý internet; rạp chiếu phim, các cơ sở thẩm mỹ, spa; dừng việc tổ chức cưới tại nhà hàng, khuyến cáo lùi thời gian tổ chức lễ cưới hoặc chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình nhưng đảm bảo theo quy định phòng, chống dịch và được chính quyền địa phương đồng ý. Các hoạt động tang lễ tổ chức trong nội bộ gia đình, không đón khách ngoài địa phương, thực hiện nghiêm 5K và các quy định đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch.
Thành phố cũng tạm dừng các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo tập trung tại các cơ sở tôn giáo, điểm đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho đến khi có thông báo mới; tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung tại các công văn, văn bản của Ban Tôn giáo tỉnh về thực hiện các biện pháp phòng,chống dịch COVID-19 và thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo hình thức trực tuyến...
Song song với công tác tạm dừng hoạt động không thiết yếu, lực lượng chức năng thành phố Pleiku cũng đang nỗ lực khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.110 ca/ngày
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 28/10 đến 16h ngày 29/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.899 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh; 4.889 ca ghi nhận trong nước (tăng 13 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 2.305 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (977 ca); Bình Dương, Đồng Nai (697 ca); Bạc Liêu (398 ca); An Giang (320 ca); Kiên Giang (249 ca); Tây Ninh (180 ca); Sóc Trăng (151 ca); Cần Thơ (101 ca); Long An (91 ca); Đắk Lắk (90 ca); Tiền Giang (75 ca); Bình Thuận (68 ca); Cà Mau (65 ca); Gia Lai (61 ca); Đồng Tháp, Hà Giang (60 ca); Trà Vinh (59 ca); Phú Thọ (46 ca); Hậu Giang (42 ca); Quảng Nam (38 ca); Vĩnh Long, Hà Nội (37 ca); Bến Tre (34 ca); Quảng Bình (32 ca); Khánh Hòa (30 ca); Nghệ An (25 ca); Bình Phước (20 ca); Bình Định, Thừa Thiên Huế (17 ca); Thanh Hóa (16 ca); Nam Định (14 ca); Hà Nam (13 ca); Bắc Giang, Kon Tum (12 ca); Bắc Ninh, Quảng Ngãi (7 ca); Quảng Ninh, Đắk Nông (6 ca); Thái Bình (4 ca); Phú Yên, Ninh Bình (3 ca); Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương, Lâm Đồng (2 ca); Hưng Yên, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Sơn La (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hà Giang (-124), Thành phố Hồ Chí Minh (-92), Quảng Nam (-91).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm: Bạc Liêu (+398), Kiên Giang (+89), Bình Dương (+79).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.110 ca/ngày.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 910.376 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.243 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4, tính từ ngày 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận 905.558 ca nhiễm mới, trong đó có 813.315 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (430.059), Bình Dương (231.721), Đồng Nai (64.412), Long An (34.632), Tiền Giang (16.199).
Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy, trong ngày 29/10 đã có 2.169 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 816.132 trường hợp.
Hiện đang điều trị cho 2.990 bệnh nhân nặng, trong đó, 1.969 ca thở ô xy qua mặt nạ; 587 ca: 1.969 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 103 ca thở máy không xâm lấn; 312 ca thở máy xâm lấn; 19 ca ECMO.
Tính từ 17h30 ngày 28/10 đến 17h30 ngày 29/10 ghi nhận 56 ca tử vong. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh (32 ca); Bình Dương (6 ca); Bạc Liêu (5 ca); Đồng Nai (4 ca); Tiền Giang, Sóc Trăng (2 ca); Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Lâm Đồng (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 60 ca.
Tổng số tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.966 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 108.197 mẫu xét nghiệm cho 167.733 lượt người. Từ 27/4 đến nay đã thực hiện 22.008.414 mẫu xét nghiệm cho 59.953.593 lượt người.
Trong ngày 29/10 có 1.712.435 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 78.940.403 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 55.578.783 liều, tiêm mũi 2 là 23.361.620 liều.
Ổ dịch COVID-19 mới ở Bắc Giang tiếp tục tăng, có nhiều công nhân nhiễm bệnh
Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống chiều tối 29/10, bà Nguyễn Kim Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên cho biết, trong ngày trên địa bàn ghi nhận thêm 9 trường hợp F0 là công nhân công ty Luxshare ICT, KCN Quang Châu.
Các bệnh nhân lưu trú ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu; thôn Vân Cốc 1, xã Vân Trung; tổ dân phố Ninh Khánh, thị trấn Nếnh (cùng huyện Việt Yên). Riêng có 2 bệnh nhân ở xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Hương Sơn (Lạng Giang) hàng ngày đi làm bằng xe máy và xe đưa đón công nhân.
Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với doanh nghiệp bố trí cho toàn bộ công nhân làm ca đêm của xưởng có ca mắc COVID-19 để rà soát phân loại F1, F2, phun khử khuẩn.
Lũy kế từ ngày 26/10 đến nay, ổ dịch trên địa bàn huyện tăng lên 27 ca F0. Qua công tác truy vết xác định 432 trường hợp F1 và 1688 trường hợp F2.
"Những ngày qua các cán bộ của Trung tâm Y tế làm việc xuyên ngày đêm để lấy mẫu. Liên quan đến ổ dịch Thượng Lan đã lấy mẫu cho 24.448 người. Do dịch xuất hiện ở khu công nghiệp và trường học nên Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã tăng cường 2 đoàn công tác của Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa và Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng sang hỗ trợ huyện Việt Yên lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân", bà Nguyễn Kim Anh thông tin.
Xác định ổ dịch xã Thượng Lan là ổ dịch khá phức tạp, liên quan đến nhiều cán bộ huyện, xã, thôn, các trường học, công nhân và các hoạt động tập trung, tiếp xúc đông người nên huyện Việt Yên đã đẩy nhanh các biện pháp xét nghiệm, truy vết, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, phong tỏa.
Địa phương này cũng đã thiết lập vùng cách ly phong tỏa tạm thời tại 3 xã, thị trấn với tổng số 2.300 hộ, 10.478 nhân khẩu. Trong ngày 29/10 thiết lập vùng cách ly phong tỏa tạm thời tại các khu vực của xã Quang Châu, Vân Trung, Nếnh.
Dịch Covid-19 tại thị trấn Quốc Oai ở cấp độ nguy cơ lây nhiễm cao
Sáng 29/10, UBND huyện Quốc Oai đã thông tin về cấp độ dịch trên địa bàn để triển khai các biện pháp bảo đảm thích ứng an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, tính từ ngày 24 đến 28-10, huyện Quốc Oai ghi nhận 43 ca mắc Covid-19 liên quan đến chùm ca bệnh trong huyện, bao gồm: 34 ca ghi nhận tại cộng đồng và 9 ca tại khu cách ly tập trung. Qua rà soát, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế, UBND huyện Quốc Oai xác định cấp độ như sau: Thị trấn Quốc Oai được xác định ở cấp 4 - nguy cơ rất cao (màu đỏ) và có 5 xã (Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán) ở cấp 2 (màu vàng), các xã còn lại được xác định ở cấp 1 (màu xanh).
Để bảo đảm kiểm soát, khống chế dịch Covid-19 đạt hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Trong trường hợp nâng cấp độ dịch, phải thông tin tuyên truyền rộng rãi tới người dân trên địa bàn về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ mới trước 48 giờ để người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, chủ động thực hiện.
Các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách, chủ động triển khai, tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp theo từng cấp độ dịch đảm bảo phù hợp, linh hoạt, hiệu quả…
Nghệ An phát hiện 5 người trong một gia đình cùng dương tính
Một gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vừa được phát hiện cùng mắc COVID-19, sau khi cặp vợ chồng cùng xuất hiện ho, đau họng, khó thở. Sau đó 3 người con của đôi vợ chồng này cũng được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 29/10, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, tỉnh này vừa phát hiện thêm 8 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 5 ca cộng đồng là người trong 1 gia đình cùng mắc COVID-19. 3 ca là người từ các tỉnh miền Nam về, đã được cách ly từ trước.
Đáng lưu ý 5 ca cộng đồng trong 1 gia đình. Ngày 28/10, sau khi có hiện tượng ho, đau họng, khó thở anh H.Đ.N, sinh năm 1982 và vợ N.T.D, sinh năm 1986, ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu đã đến BV đa khoa Quang Thành (Quỳnh Lưu) khám.
Tại đây, 2 bệnh nhân được lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó xét nghiệm khẳng định cũng cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ngay khi phát hiện 2 bệnh nhân nói trên, ngành y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm test nhanh đối với 3 người con của đôi vợ chồng này, đều cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Huyện Quỳnh Lưu và ngành y tế đang quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phong tỏa khu vực nhà bệnh nhân, điều tra truy vết các trường hợp có tiếp xúc với 5 bệnh nhân trên để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành phun hóa chất khử khuẩn nhà bệnh nhân và những khu vực liên quan đến 5 bệnh nhân này.
Trong 24h qua (từ 6h ngày 28 đến 6h ngày 29/10) tỉnh Nghệ An ghi nhận 26 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 8 ca cộng đồng, 10 ca là F1, 8 ca từ các tỉnh phía Nam về đã được cách ly từ trước.
Hải Dương xuất hiện ca dương tính, hơn 20.000 học sinh huyện Ninh Giang nghỉ học
Sau khi xuất hiện ca dương tinh trên địa bàn xã Ninh Hải, Ban chỉ đạo nhanh chóng tiến hành thực hiện các biện pháp ứng phó và cho hơn 20.000 học sinh tạm dừng đến trường...
Thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống vào sáng nay (29/10), ông Vũ Văn Diệu - Chủ tịch UBND xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết: "Đêm qua chúng tôi nhận được thông tin về 1 công dân có kết quả xét nghiệm dương tính. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND huyện cùng Ban chỉ đạo về xã tiến hành họp khẩn và thực hiện các biện pháp ứng phó".
Theo đó, ca dương tính sinh năm 1957 (nam); quê quán tại đội 7, thôn Bồng Lai, xã Ninh Hải . Hiện làm lao động tự do tại ấp An Viên, xã Bình An, huyện Long Thành (Đồng Nai) và được điêm tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19.
Qua điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, ca dương tính có lịch trình di chuyển cụ thể như sau: Khoảng 6 tháng nay, công dân ở trọ cùng phòng với 3 người khác đều ở huyện Ninh Giang.
Khoảng 8h sáng 24/10, công dân và 3 người cùng phòng trọ đi lấy mẫu xét nghiệm tại phường Hoá An (TP. Biên Hòa) và cho kết quả âm tính. Đến sáng hôm sau, ca dương tính đi xe ô tô đến ga tàu Biên Hòa, sau đó đi tàu SE8 về ga Hà Nội lúc 20h tối 26/10. Khi về đến Hà Nội, anh P.V.A (SN 1988), trú tại thôn Đồng Bình (cùng xã Ninh Hải) làm nghề lái xe đi xe ô tô lên đón.
Về đến nhà, ngay trong đêm 26/10, công dân đến Trạm Y tế xã Ninh Hải khai báo và được Ban chỉ đạo, phòng chống dịch xã Ninh Hải ra quyết định cách ly tại nhà. Đến sáng qua, công dân nhận được thông tin 2 trường hợp ở xã Hiệp Lực và Tân Phong đi cùng chuyến xe từ Hà Nội về Ninh Giang có kết quả nghi ngờ dương tính.
Lúc này, công dân được thực hiện làm tes nhanh tại Trạm Y tế cho kết quả âm tính; sau đó được nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh làm xét nghiệm PCR. Đến 22h30 đêm qua, trường hợp này có kết quả khẳng định dương tính với SASR-CoV-2. Hiện tại sức khoẻ ca dương tính bình thường, không ho, không sốt.
Nhận được thông tin về kết quả Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Ninh Giang về xã Ninh Hải họp khẩn trong đêm về thực hiện các biện pháp ứng phó. Tiến hành truy vết những trường hợp liên quan, phong tỏa tạm thời, phun tiêu độc khử trùng khu vực sinh sống của ca dương tính và chuyển những trường hợp F1 đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm. Qua truy vết ban đầu xác định có 5 F1 và 29 F2 liên quan đến ca dương tính.
"Bắt đầu từ sáng nay, chúng tôi cho tạm dừng họp chợ Bồng Lai, các cửa hàng làm đẹp, cắt tóc gội đầu, games, ăn uống... cho đến khi có thông báo mới để thực hiện công tác phòng chống dịch", Chủ tịch xã Ninh Hải cho biết.
Liên quan đến ca dương tính nói trên, đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang cho biết, để phục vụ công tác truy vết, bắt đầu từ sáng nay hơn 20.000 học sinh ở cấp tiểu học, THCS trên địa bàn toàn huyện tạm dừng đến trường chuyển sang học trực tuyến. Riêng xã Ninh Hải cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS, học sinh cấp THPT và giáo viên làm việc tại cấp học này tạm dừng đến trường; đối với trường tiểu học và THCS chuyển sang học trực tuyến.
Hà Nam ghi nhận 907 ca mắc trong đợt dịch mới
Tròn 40 ngày bùng phát đợt dịch mới, toàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 907 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Tối 28 và sáng 29/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam (CDC Hà Nam) công bố thêm 28 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Các ca chủ yếu phát hiện ở TP Phủ Lý. Đây cũng là địa phương duy nhất còn 2 phường ở cấp độ 2 (vùng vàng) là Lê Hồng Phong và Thanh Tuyền.
4 ngày trước đó, thông qua xét nghiệm RT-PCR trên địa bàn thành phố Phủ Lý, CDC tỉnh Hà Nam đã phát hiện 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong số đó có 2 vợ chồng làm tóc trên địa bàn phường Châu Sơn và 1 trường hợp là nhân viên Công ty Công trình đô thị.
Các ca mắc cộng đồng mới có lịch trình di chuyển phức tạp, từng đến quán ăn và đến đám hiếu, tiếp xúc nhiều người nên vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Trước tình hình liên tiếp xuất hiện các chùm ca bệnh cộng đồng trên địa bàn, ông Trương Văn Trự, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Phủ Lý cho biết: Các lực lượng chức năng, đặc biệt là ngành y tế vẫn đang khẩn trương triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng nhanh, truy vết tận gốc, lấy mẫu xét nghiệm mở rộng, đưa các trường hợp có tiếp xúc gần đi cách ly tập trung hoặc hướng dẫn cách ly tại nhà.
Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế TP Phủ Lý đang tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp hoàn thành cách ly tập trung, bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi, xuất viện.
Cả nước chỉ còn gần 2.700 ca COVID-19 nặng
Đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi 813.963 ca mắc COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện chỉ còn gần 2.700 ca nặng; Hàng loạt cơ sở y tế tại TP HCM công khai giá xét nghiệm; Sau 2 ngày tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho 40.000 em.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 905.477 ca mắc COVID-19 đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.193 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 900.669 ca, trong đó có 811.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (429.082), Bình Dương (231.024), Đồng Nai (63.715), Long An (34.541), Tiền Giang (16.124).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 28/10 là: 1.649 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 813.963
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.687 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.803
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 446
- Thở máy không xâm lấn: 99
- Thở máy xâm lấn: 319
- ECMO: 20
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 60 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.910 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 116.209 xét nghiệm cho 201.090 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.900.217 mẫu cho 59.785.860 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 77.145.612 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 54.520.772 liều, tiêm mũi 2 là 22.624.840 liều.
PV/TTXVN
Bộ Y tế cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay tại nhiều quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu đã ghi nhận sự gia tăng các...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất