(TT&VH Cuối tuần) - Festival nghệ thuật trình diễn quốc tế Nippon lần thứ 17 (the 17th Nippon International Performance Art Festival - NIPAF) vừa kết thúc tại ba thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagano. Đại diện duy nhất của Việt Nam tại sự kiện mỹ thuật lớn trong khu vực này là Vũ Đức Toàn. Tốt nghiệp khoa Lịch sử và Lý luận phê bình mỹ thuật, ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007 nhưng được biết đến nhiều hơn trong giới mỹ thuật với tư cách là một nghệ sĩ của nghệ thuật trình diễn.
Vũ Đức Toàn trình diễn Tác phẩm ở Tokyo số 2
Trở về từ NIPAF, Toàn cho biết:
- NIPAF năm nay là một tour từ Tokyo đến Osaka và Nagano. Hầu hết các tác phẩm đều được diễn ra trong không gian nhà hát hoặc khán phòng nhỏ, có chừng dăm sáu chục ghế ngồi. Các nghệ sĩ thường trình diễn trên một sân khấu chính. Tuy nhiên, ai thích chọn cách thức thể hiện nào trong không gian đó cũng được. Vì vậy, có khi, tôi trình diễn ở điểm cuối của một hành lang bên ngoài khán phòng, hoặc có nghệ sĩ khác lại trình diễn xen lẫn với khán giả... Còn có lần, cả đoàn lên một ngôi nhà cách biệt trên đỉnh núi, không có nhiều vật dụng hiện đại, không có cả sóng viễn thông hay dịch vụ internet, chỉ có thiên nhiên.
* Với những giới hạn không gian như vậy, có tác phẩm nào của anh bị “khớp” không?
- Cũng có, tuy nhiên, cái này không hẳn do giới hạn không gian mà còn do sự khác nhau về điều kiện xã hội chung hoặc do phản ứng chưa nhạy bén của bản thân tôi nữa. Tôi đã chuẩn bị từ Việt Nam một số thiết bị điện, song sang đến nơi mới biết, nước Nhật chỉ dùng điện 110v nên... thua. Hay như khi trình diễn trên núi, mỗi nghệ sĩ chỉ có một thời gian rất ngắn để chuẩn bị, riêng tôi phải đổi ý tưởng tác phẩm đến 3 lần khiến trợ lý nghệ sĩ của đoàn cũng phải sốt ruột, vì các ý tưởng ban đầu đều viện đến những sản phẩm của công nghệ hiện đại theo một thói quen tư duy thông thường, như điện thoại di động chẳng hạn, mà quên mất là ở trên núi không có sóng viễn thông...
* Anh có thể mô tả chút về tác phẩm anh trình diễn tại NIPAF lần này không?
- Tôi làm 1 serie liên quan đến nước, đều chung một cái tên là: Phụ lục của bản trường ca về nước (Appendix of an Epic on Water), đánh số thứ tự. Tác phẩm ở Tokyo (số 2), tôi làm với một con cá chép. Tôi mặc một bộ quần áo ướt sũng, hai tay quặt về phía sau cầm một con cá chép còn sống thoi thóp và từ từ tiến lên sân khấu. Tôi cũng từ từ và trịnh trọng đặt con cá lên một cái bục, rồi dùng một cái cưa kim hoàn (cưa được đặt riêng, cỡ to) lưỡi cưa sắc nhưng rất mảnh, tiếp xúc với con cá. Tôi muốn mọi thao tác và hành vi ở đây như mang tính nghi thức, bắt đầu cưa đầu cá theo một nhịp đều đều rất tỉ mỉ và chậm rãi với một trạng thái trơ như không có ý thức về cảm xúc... Khán phòng im lặng, tiếng răng cưa ghì vào xương cá nghe rõ mồn một. Tuy nhiên, khi cưa đến nửa đường thì cái lưỡi cưa do va chạm nhiều với xương cá nên bị đứt, kêu “păng” một tiếng. Cả khán phòng vẫn im phắc...
* Đó là sự cố hay là sự chuẩn bị trước của anh cho tác phẩm?
- Hoàn toàn là một sự cố không được tính trước. Ý định của tôi muốn khán phòng nín lặng trong căng thẳng cho đến khí cái đầu cá bị đứt lìa…
* Hẳn là anh bị bất ngờ?
- Vâng, cái sự bất ngờ trong tích tắc đó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi lặng lẽ buông cái cưa xuống, nâng con cá đặt lên một cái khăn mùi xoa, gói ghém cẩn thận, để lại nó trên bục, rồi lui dần vào cánh gà...
* Còn công chúng có mặt ở đó?
- Họ lặng phắc cho đến khi tôi lui vào hậu trường, mới đồng loạt à lên, vỗ tay như thể thở phào nhẹ nhõm... Tôi nghĩ là họ đã ở trong một trạng thái im lặng cùng nhiều cảm giác khác nhau trong suốt thời gian theo dõi tôi và con cá... Một vài nghệ sĩ và khán giả bảo tôi: “Tác phẩm của bạn gây ra cảm giác khiến tôi nổi da gà”, “Hình như tác phẩm của bạn nói đến sự ghê tởm và sự ăn năn nào đó, tôi có nhầm không?”... Tôi chỉ biết cảm ơn họ, như vậy là quá đủ với tôi...
* Còn với bản thân anh, điều gì khiến anh ấn tượng nhất ở NIPAF?
- Có lẽ, đó là tinh thần nghiêm túc của nghệ sĩ khi làm tác phẩm, bất cứ thuộc thể loại nào. Họ thực hiện tác phẩm chứ không coi tác phẩm như một công cụ để khoe khoang bản thân. Tôi đã rất bất ngờ và khâm phục khi biết rằng, không ít nghệ sĩ Nhật Bản tham gia NIPAF chính là những nhân viên chạy bàn, phát tờ rơi hay làm một công việc lao động phổ thông mà không qua một trường đào tạo chính quy về nghệ thuật... Họ làm việc cật lực hàng ngày để kiếm tiền và dành dụm cho những đợt nghỉ phép để tham gia các festival nghệ thuật trình diễn trong nước hoặc quốc tế. Tôi nghĩ, họ là những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong khi ở Việt Nam mình, hình như “nghệ sĩ chuyên nghiệp” lại được quan niệm rất khác...
Ngày 28/7/1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Quốc kỳ Việt Nam đã tung bay cùng cờ của 6 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Sáng 27/7/2025, tại Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị về tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 29/7 tại sân vận động Gelora Bung Karno, sẽ trở thành tâm điểm chú ý khi ban tổ chức giải đấu chính thức xác nhận sử dụng công nghệ hỗ trợ trọng tài video (VAR).
Ngày 26/07 vừa qua, vòng Chung kết Cosmo Kid’s Star - Ngôi sao Hoàn vũ nhí 2025 đã diễn ra thành công và tìm được những chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị cao nhất.
Tối ngày 26 tháng 7 năm 2025, Họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2025 - Miss University Vietnam 2025 đã chính thức diễn ra trang trọng tại Bảo Tháp Thần Nông - Đông Đô Village, KCN Lâm Bình, Lâm Thao, Bắc Ninh.
Aryna Sabalenka mới đây đã chia sẻ thẳng thắn về những khó khăn trong việc cân bằng cảm xúc giữa chiến thắng và thất bại trong sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp, sau khi cô thất bại cay đắng ở bán kết Wimbledon.
Sáng 27/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đến dự Lễ khánh thành công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của gia đình ông Lý A Chống, ở bản Nậm Chim, xã Na Sang, tỉnh Điện Biên.
Sáng 27/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Trị và Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 27/7/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam, bóng đá nữ châu Âu, giao hữu CLB
Hơn 1.500 vận động viên từ 132 đoàn đã có mặt tại TP.HCM để tham gia lễ khai mạc Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền TP.HCM lần thứ 7 và Liên hoan Võ cổ truyền TP.HCM mở rộng lần thứ 18.
Chiều 26/7, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cùng Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế đã có buổi làm việc quan trọng để thống nhất các nội dung trọng điểm trong kế hoạch tổ chức "Ngày hội Giao lưu khu vực Biên giới Tây Nguyên 2025", dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Long An (nay là Tây Ninh mới) đã và đang từng bước khẳng định vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trên trang nhất của mình, A Bola.com đã chỉ ra ba ngôi sao U23 Việt Nam có thể khiến U23 Indonesia ôm hận, dựa trên tài năng, sự bùng nổ và kinh nghiệm thi đấu.
Sáng 27/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương dự Lễ khởi công Trường liên cấp Tiểu học, Trung học cơ sở xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên.
Sau 5 ngày bị cô lập hoàn toàn, xã Mỹ Lý (Nghệ An) đã được tiếp cận. Một số đoàn thiện nguyện đã bắt đầu đưa nhu yếu phẩm cần thiết hỗ trợ người dân nơi đây.
Viktor Gyökeres đã chính thức gia nhập Arsenal. Chỉ trong vòng ba năm, tiền đạo người Thụy Điển đã lột xác ngoạn mục, trở thành một trong những chân sút có phong độ ấn tượng nhất châu Âu.
XSMB 27/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 27/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.