(TT&VH Cuối tuần) - Festival nghệ thuật trình diễn quốc tế Nippon lần thứ 17 (the 17th Nippon International Performance Art Festival - NIPAF) vừa kết thúc tại ba thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagano. Đại diện duy nhất của Việt Nam tại sự kiện mỹ thuật lớn trong khu vực này là Vũ Đức Toàn. Tốt nghiệp khoa Lịch sử và Lý luận phê bình mỹ thuật, ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007 nhưng được biết đến nhiều hơn trong giới mỹ thuật với tư cách là một nghệ sĩ của nghệ thuật trình diễn.
Vũ Đức Toàn trình diễn Tác phẩm ở Tokyo số 2
Trở về từ NIPAF, Toàn cho biết:
- NIPAF năm nay là một tour từ Tokyo đến Osaka và Nagano. Hầu hết các tác phẩm đều được diễn ra trong không gian nhà hát hoặc khán phòng nhỏ, có chừng dăm sáu chục ghế ngồi. Các nghệ sĩ thường trình diễn trên một sân khấu chính. Tuy nhiên, ai thích chọn cách thức thể hiện nào trong không gian đó cũng được. Vì vậy, có khi, tôi trình diễn ở điểm cuối của một hành lang bên ngoài khán phòng, hoặc có nghệ sĩ khác lại trình diễn xen lẫn với khán giả... Còn có lần, cả đoàn lên một ngôi nhà cách biệt trên đỉnh núi, không có nhiều vật dụng hiện đại, không có cả sóng viễn thông hay dịch vụ internet, chỉ có thiên nhiên.
* Với những giới hạn không gian như vậy, có tác phẩm nào của anh bị “khớp” không?
- Cũng có, tuy nhiên, cái này không hẳn do giới hạn không gian mà còn do sự khác nhau về điều kiện xã hội chung hoặc do phản ứng chưa nhạy bén của bản thân tôi nữa. Tôi đã chuẩn bị từ Việt Nam một số thiết bị điện, song sang đến nơi mới biết, nước Nhật chỉ dùng điện 110v nên... thua. Hay như khi trình diễn trên núi, mỗi nghệ sĩ chỉ có một thời gian rất ngắn để chuẩn bị, riêng tôi phải đổi ý tưởng tác phẩm đến 3 lần khiến trợ lý nghệ sĩ của đoàn cũng phải sốt ruột, vì các ý tưởng ban đầu đều viện đến những sản phẩm của công nghệ hiện đại theo một thói quen tư duy thông thường, như điện thoại di động chẳng hạn, mà quên mất là ở trên núi không có sóng viễn thông...
* Anh có thể mô tả chút về tác phẩm anh trình diễn tại NIPAF lần này không?
- Tôi làm 1 serie liên quan đến nước, đều chung một cái tên là: Phụ lục của bản trường ca về nước (Appendix of an Epic on Water), đánh số thứ tự. Tác phẩm ở Tokyo (số 2), tôi làm với một con cá chép. Tôi mặc một bộ quần áo ướt sũng, hai tay quặt về phía sau cầm một con cá chép còn sống thoi thóp và từ từ tiến lên sân khấu. Tôi cũng từ từ và trịnh trọng đặt con cá lên một cái bục, rồi dùng một cái cưa kim hoàn (cưa được đặt riêng, cỡ to) lưỡi cưa sắc nhưng rất mảnh, tiếp xúc với con cá. Tôi muốn mọi thao tác và hành vi ở đây như mang tính nghi thức, bắt đầu cưa đầu cá theo một nhịp đều đều rất tỉ mỉ và chậm rãi với một trạng thái trơ như không có ý thức về cảm xúc... Khán phòng im lặng, tiếng răng cưa ghì vào xương cá nghe rõ mồn một. Tuy nhiên, khi cưa đến nửa đường thì cái lưỡi cưa do va chạm nhiều với xương cá nên bị đứt, kêu “păng” một tiếng. Cả khán phòng vẫn im phắc...
* Đó là sự cố hay là sự chuẩn bị trước của anh cho tác phẩm?
- Hoàn toàn là một sự cố không được tính trước. Ý định của tôi muốn khán phòng nín lặng trong căng thẳng cho đến khí cái đầu cá bị đứt lìa…
* Hẳn là anh bị bất ngờ?
- Vâng, cái sự bất ngờ trong tích tắc đó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi lặng lẽ buông cái cưa xuống, nâng con cá đặt lên một cái khăn mùi xoa, gói ghém cẩn thận, để lại nó trên bục, rồi lui dần vào cánh gà...
* Còn công chúng có mặt ở đó?
- Họ lặng phắc cho đến khi tôi lui vào hậu trường, mới đồng loạt à lên, vỗ tay như thể thở phào nhẹ nhõm... Tôi nghĩ là họ đã ở trong một trạng thái im lặng cùng nhiều cảm giác khác nhau trong suốt thời gian theo dõi tôi và con cá... Một vài nghệ sĩ và khán giả bảo tôi: “Tác phẩm của bạn gây ra cảm giác khiến tôi nổi da gà”, “Hình như tác phẩm của bạn nói đến sự ghê tởm và sự ăn năn nào đó, tôi có nhầm không?”... Tôi chỉ biết cảm ơn họ, như vậy là quá đủ với tôi...
* Còn với bản thân anh, điều gì khiến anh ấn tượng nhất ở NIPAF?
- Có lẽ, đó là tinh thần nghiêm túc của nghệ sĩ khi làm tác phẩm, bất cứ thuộc thể loại nào. Họ thực hiện tác phẩm chứ không coi tác phẩm như một công cụ để khoe khoang bản thân. Tôi đã rất bất ngờ và khâm phục khi biết rằng, không ít nghệ sĩ Nhật Bản tham gia NIPAF chính là những nhân viên chạy bàn, phát tờ rơi hay làm một công việc lao động phổ thông mà không qua một trường đào tạo chính quy về nghệ thuật... Họ làm việc cật lực hàng ngày để kiếm tiền và dành dụm cho những đợt nghỉ phép để tham gia các festival nghệ thuật trình diễn trong nước hoặc quốc tế. Tôi nghĩ, họ là những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong khi ở Việt Nam mình, hình như “nghệ sĩ chuyên nghiệp” lại được quan niệm rất khác...
Diego Leon, tân binh 17 tuổi của MU vừa đến Old Trafford kiểm tra y tế, để chuẩn bị gia nhập Quỷ đỏ vào mùa hè 2025. Đây là bản hợp đồng đầu tiên dưới thời HLV Ruben Amorim, đánh dấu bước khởi đầu cho kế hoạch "thay máu" MU của nhà cầm quân này.
Pep Guardiola đã có một buổi tối đầy cảm xúc khi Manchester City đánh rơi lợi thế dẫn trước hai bàn và hòa Brentford trong trận đấu thuộc Premier League.
Trong trận hòa 1-1 đầy căng thẳng giữa Liverpool và Nottingham Forest tại City Ground đêm thứ Ba, hai cầu thủ vào sân thay người, Diogo Jota và Kostas Tsimikas, đã tạo ra tác động tức thời.
Sáng 15/1, phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 14/1 đã công bố kế hoạch thành lập một cơ quan mới có tên là Sở Thuế vụ Nước ngoài (ERS) để thu thuế quan và các khoản thu khác từ nước ngoài, động thái sẽ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách thuế của Mỹ.
Là chương trình giải trí thân thuộc với khán giả truyền hình mỗi đêm giao thừa, dễ hiểu khi mức giá quảng cáo của Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 không hề nhỏ.
Những ngày qua, thông tin về việc SHB Đà Nẵng "mua nhầm" ngoại binh đã gây xôn xao dư luận. Câu chuyện xoay quanh tiền vệ người Brazil, Werick Caetano, người chỉ thi đấu vỏn vẹn 3 tháng tại đội bóng sông Hàn dù sở hữu bản lý lịch đáng chú ý, từng khoác áo đội U18 Barcelona.
Thông thường thì cần có độ trễ thời gian để đánh giá tác động xã hội của một điều luật, một chính sách lớn. Tuy nhiên, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ lại đem đến hiệu ứng tức thời và sau 15 ngày đi vào cuộc sống đã có những con số thống kê trên diện rộng để minh chứng.
Trong trận đấu sớm của vòng 12 V.League 2024/2025 giữa Đông Á Thanh Hóa và Thép xanh Nam Định, tiền vệ Doãn Ngọc Tân lại trở thành tâm điểm không chỉ bởi màn trình diễn trên sân mà còn từ một phát biểu hài hước bên lề.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Myanmar (17h00, 15/1) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giữa Việt Nam vs Myanmar thuộc vòng loại giải futsal nữ châu Á 2025 diễn ra ngày hôm nay.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Bảo quản máy ảnh đúng cách là "chìa khóa" để duy trì độ bền và chất lượng hình ảnh tối ưu. Đừng để ẩm mốc, bụi bẩn làm giảm giá trị chiếc máy ảnh của bạn.
Tại Đặng Gia, quý khách hàng được trải nghiệm dịch vụ thi công lắp đặt tháp giải nhiệt nhanh chóng, chuẩn kỹ thuật. Không những thế, mọi giải pháp làm mát của chúng tôi đều cam kết 100% chính hãng, chất lượng vượt trội, bền bỉ, giá siêu hời.