(TT&VH Online) - Các nhà bảo tồn sinh học ở bốn quốc gia vừa tham dự một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Viên Chăn, Lào để tìm biện pháp giải quyết các mối đe dọa tuyệt chủng đối với một trong những loài thú bí ẩn nhất của thế giới - loài Sao la.
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) thường sống tại những thung lũng hẻo lánh của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam. Sao la mới được các nhà khoa học biết đến từ năm 1992. Ngay tại thời điểm đó, Sao la đã là một loài thú hiếm và có số lượng quần thể rất nhỏ. Theo nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo, số lượng loài này từ đó đã suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn.
Điều này gợi nhớ tới số phận của loài Bò xám, một loài đặc hữu ở khu vực Đông Dương có thể đã bị tuyệt chủng âm thầm ở một thời điểm nào đó trong 20 năm qua. Và hiện nay, ngoài Sao la, có lẽ chỉ có hai hoặc ba loài thú lớn khác ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á (ví dụ Tê giác Javan) cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tương tự.
Về hình dáng bên ngoài, Sao la trông giống loài linh dương xa mạc ở Ảrập, nhưng thực tế loài này có quan hệ gần hơn với các giống gia súc. Các sọc màu trắng nổi bật trên mặt và cặp sừng dài thon dài tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và môi trường sống kín đáo ở những khu rừng ẩm ướt trong dãy Trường Sơn càng gợi nên vẻ bí ẩn của loài này. Người ta hiếm khi nhìn thấy hoặc chụp ảnh được Sao la và đã có bằng chứng chứng tỏ loài này khó sống được trong điều kiện nuôi nhốt. Hiện không có bất kỳ cá thể Sao la nào được nuôi giữ trong bất kỳ vườn thú nào trên thế giới. Số lượng quần thể của chúng trong tự nhiên có lẽ chỉ còn vài chục và tất nhiên không nhiều hơn con số vài trăm.
Sao la bị đe dọa chủ yếu do nạn săn bắt. Các chuyên gia trong cuộc hội thảo này cho rằng việc đánh bẫy và săn bắt với sự trợ giúp của chó (những hoạt động dễ gây tổn thương nhất tới Sao la) là những mối đe dọa trực tiếp chính tới loài này. Hiện nay, Sách đỏ các loài bị đe dọa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp Sao la ở mức “Cực kỳ nguy cấp”, có nghĩa là chúng đang phải đối mặt với “nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên”. Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú và tới nay gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công Sao la, nguy cơ tuyệt chủng của Sao la trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng của loài này ở mức độ toàn cầu và không còn khả năng phục hồi và tái sinh.
Cuộc hội thảo được tổ chức theo lời kêu gọi của Ủy ban về loài của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN SSC). Đơn vị tổ chức trực tiếp là Nhóm làm việc về Sao la thuộc Nhóm chuyên gia về thú lớn hoang dã Châu Á (www.asianwildcattle.org) - Ủy ban về loài của IUCN. Hội thảo được Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) tài trợ cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế-Chương trình tại Lào, BirdLife International – Chương trình Đông Dương và tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Cá thể Sao la này bị bắt ở Lào năm 1996 nhưng chỉ sống được trong vài tuần. Ảnh: W. Robichaud/WCS
Chủ đề xuyên suốt của cuộc họp lần này là Từ Kế hoạch tới Hành động trên cơ sở thấy được sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác trong hành động để cứu loài Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm làm việc về Sao la bao gồm các cán bộ từ các cơ quan lâm nghiệp của Lào và Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường đại học Vinh và các nhà sinh học và bảo tồn từ các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có các chuyên gia từ Học viện Smithsonian và Tổ chức bảo tồn quốc tế Gilman.
Các cơ quan và tổ chức tham gia cuộc họp đã cam kết thực thi những hành động cụ thể trong vòng 12 tháng tới nhằm cải thiện đáng kể công tác bảo tồn loài thú này. Quan trọng hơn, các thành viên đã nhấn mạnh rằng không thể bảo tồn loài Sao la nếu không loại bỏ triệt để việc đặt bẫy và giảm việc săn bắt với trợ giúp của chó tại những khu vực trọng điểm trong các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn. Các nhà bảo tồn cũng đề cập tới tầm quan trọng của việc:
- Cải tiến phương pháp tìm kiếm Sao la trong tự nhiên; - Thực hiện các nghiên cứu sử dụng vô tuyến điện theo dõi từ xa nhằm giúp hiểu được các nhu cầu bảo tồn của loài này; - Nâng cao nhận thức về nguy cơ tuyệt chủng của loài thú này tại Lào, Việt Nam và trong giới bảo tồn; - Tìm kiếm nhiều hỗ trợ tài chính hơn từ các nhà tài trợ trong việc bảo tồn loài Sao la.
Ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm làm việc về Sao la và chủ trì cuộc hội thảo trên phát biểu: “Chúng ta đang ở một thời điểm lịch sử trước một cánh cửa cơ hội rất nhỏ và đang nhanh chóng khép lại để bảo vệ loài thú đặc biệt này. Cánh cửa này có thể đã đóng lại đối với loài Bò xám, nhưng các thành viên tham gia hội thảo muốn khẳng định rằng Sao la không thể là loài tiếp theo”.
HLV Kim Sang Sik có chiến thuật hợp lí và Xuân Son quá hay, giúp tuyển Việt Nam thắng thuyết phục Singapore 2-0 ngay trên sân khách ở bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Phút 90+8, Shakir Hamzah của Singapore cố tình dùng tay cản bóng trong vòng cấm và trọng tài lập tức chỉ tay vào chấm phạt đền. Tiến Linh đã lạnh lùng đánh bại thủ môn đối phương để mở tỷ số trận đấu.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Singapore (20h00, 26/12): Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu ĐT Việt Nam vs Singapore thuộc bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Tranh cãi đã nổ ra trong những phút cuối trận Singapore - Việt Nam ở bán kết lượt đi AFF Cup 2024 khi trọng tài chính từ chối một bàn thắng rất đẹp của Nguyễn Xuân Son bên phía đội khách.
Trận đấu giữa Manchester City và Everton tại Etihad Stadium kết thúc với tỷ số 1-1, kéo dài chuỗi phong độ không tốt của Man City với chỉ một chiến thắng trong 13 trận gần nhất. Dù có lợi thế sân nhà, đoàn quân của HLV Pep Guardiola không thể bứt phá trước một Everton kiên cường.
Trận bán kết lượt về Việt Nam vs Singapore diễn ra khi nào? - Thethaovanhoa.vn cập nhật thông tin lịch thi đấu, địa điểm, kênh trực tiếp trận bán kết AFF Cup 2024 lượt về giữa Việt Nam và Singapore.
Tin nóng thể thao tối 26/12: Việt Nam bất ngờ hay tin Singapore mất cầu thủ nhập tịch ở trận bán kết AFF Cup. Lộ diện trọng tài bắt chính trận Singapore và Việt Nam. CLB Đà Nẵng công bố tân binh Bùi Tiến Dũng. Man City chìm trong khủng hoảng, Guardiola tiết lộ nỗi sợ lớn nhất…
XSTV 27/12: Xổ số Trà Vinh được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Trà Vinh quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Sáu hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSBD 27/12: Xổ số Bình Dương được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bình Dương quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Sáu hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSVL 27/12: Xổ số Vĩnh Long được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Long quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Sáu hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 27/12: Xổ số miền Nam ngày 27/12/2024 gồm các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương và Trà Vinh. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Sáu ngày 27/12 trên Thethaovanhoa.vn.
Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh về nhất trong cuộc bầu chọn VĐV tiểu biểu toàn quốc năm 2024 với điểm số cách biệt so với người về thứ hai là cơ thủ Trần Quyết Chiến.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Philippines vs Thái Lan (20h00, 27/12): Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giữa ĐT Philippines vs Thái Lan của giải AFF Cup 2024.
Link xem VTV Cần Thơ trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Singapore (20h00 hôm nay 26/12) - Thethaovanhoa.vn cập nhật link VTV6 cũ trực tiếp trận Việt Nam vs Singapore thuộc bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Đây là kết quả khảo sát "New Year, New Me" (Năm mới, Tôi mới) tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua. Talker Research đã khảo sát 5.500 người tiêu dùng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại 11 thị trường dưới sự uỷ quyền của Herbalife
Với mục tiêu đến năm 2030, ngành điện ảnh đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD), điện ảnh Việt Nam cần phát huy vai trò công nghiệp sáng tạo, đồng thời tháo gỡ được những "nút thắt".