Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

27/05/2025 14:40 GMT+7 | Tin tức 24h

Tiếp tục chương trình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 27/5/2025, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến thăm và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (còn được gọi là Đại học Việt - Pháp). 

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đã có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 25 - 27/5/2025. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 27/5 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Phu nhân và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), ngôi trường được thành lập và phát triển theo các Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Pháp ký ngày 12/11/2009 và 2/11/2018. Tại đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có buổi nói chuyện với sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng khi được gặp các sinh viên, trí thức trẻ ưu tú Việt Nam, được có mặt tại Việt Nam thời điểm này, khi nhiều thập kỷ hợp tác thành công giữa hai nước đã trải qua và hai nước đang ngày càng gắn kết trong hợp tác về giáo dục, Tổng thống Pháp nhấn mạnh, lĩnh vực giáo dục là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương hai nước. Trụ cột cho quan hệ này là trường USTH - ngôi trường đứng thứ 5 Việt Nam về công bố kết quả nghiên cứu khoa học; đồng thời có nhiều hợp tác về khoa học công nghệ với các viện, trường nghiên cứu hàng đầu của Pháp.

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với các đại biểu. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Tổng thống Pháp nhấn mạnh, tính đến nay, hơn 15 nghìn kỹ sư, hơn 3 nghìn bác sỹ, hàng nghìn chuyên gia pháp luật của Việt Nam đã được đào tạo tại Pháp. Với sự thành công của mô hình hợp tác USTH dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, giáo dục sẽ tiếp tục là trụ cột hợp tác quan trọng của hai nước nhằm đề cao giá trị con người, tính nhân văn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng vui mừng thông báo, hai nước sẽ ký kết một hiệp định mới về giáo dục nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này.

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 2.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời các câu hỏi và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 3.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời câu hỏi và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Tổng thống Pháp nhấn mạnh, tính đến nay, hơn 15 nghìn kỹ sư, hơn 3 nghìn bác sỹ, hàng nghìn chuyên gia pháp luật của Việt Nam đã được đào tạo tại Pháp. Với sự thành công của mô hình hợp tác USTH dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, giáo dục sẽ tiếp tục là trụ cột hợp tác quan trọng của hai nước nhằm đề cao giá trị con người, tính nhân văn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng vui mừng thông báo, hai nước sẽ ký kết một hiệp định mới về giáo dục nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này.

Đánh giá thế giới đang trải qua nhiều biến động với những giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của cả nhân loại mà thế hệ của ông chưa từng gặp, Tổng thống nhấn mạnh, đó là những chuyển đổi về địa chính trị với những cuộc chiến xảy ra trên nhiều khu vực. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở nhiều quốc gia bị đe doạ. Quy tắc, luật pháp trong hợp tác quốc tế không còn được tuân thủ như trước; tự do hàng hải, chủ quyền biển đang gây lo lắng cho nhiều quốc gia, tình hình thuế quan biến động. Do đó, mối liên kết giữa Việt Nam và Pháp, ASEAN và EU đang cần được quan tâm hơn bao giờ hết.

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 4.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giao lưu với sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. An Đăng - TTXVN

Tổng thống Pháp khẳng định, hai nước có những lợi ích chung trong thiết lập cân bằng về địa chính trị và hòa bình, đảm bảo an ninh. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Pháp cần phải theo đuổi mục tiêu chung: Thiết lập lại các mối quan hệ hợp tác vì hòa bình, vì thịnh vượng chung. Hai nước cần thúc đẩy phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế, quốc phòng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia khác, khu vực khác, hướng tới tự do cho nhân loại; hướng tới sự thịnh vượng để chống lại biến đổi khí hậu, tránh mất cân bằng đa dạng sinh học…

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Việt Nam là một nền kinh tế lớn, nằm trong các nước có thu nhập trung bình. Muốn thúc đẩy phát triển, Tổng thống Pháp cho rằng, thế hệ trẻ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam cần giải quyết được những thách thức trong giai đoạn biến động như: Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, giảm phụ thuộc carbon, bảo vệ hệ sinh thái… "Chúng ta phải làm sao vừa đảm bảo được kinh tế, vừa bảo vệ được hệ sinh thái, có mô hình phát triển kinh tế sạch, xanh và bền vững để đạt được trung hòa carbon vào năm 2050; hướng tới tiêu dùng sản xuất sạch hơn, xanh hơn, vì môi trường. Đây cũng là trọng tâm trong các nội dung hợp tác giữa Việt Nam và Pháp", Tổng thống Emmanuel Macron nêu rõ.

Tổng thống Pháp cũng đề cập đến lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo; nhấn mạnh, trí tuệ nhân tạo có thể giúp con người đi nhanh hơn, mạnh hơn nhưng không thể thay thế được con người. Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, công nghệ số, robot, tự động hóa. Việt Nam và Pháp cần chia sẻ tầm nhìn chung về các lĩnh vực này. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân tài cho Việt Nam. Từ nay đến năm 2030, Pháp sẽ tăng gấp đôi số lượng học sinh, sinh viên trao đổi của hai nước.

Trong khuôn khổ buổi nói chuyện, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cởi mở chia sẻ, trả lời những câu hỏi của các sinh viên, trí thức Việt Nam về chuyển đổi công nghệ, những kỹ năng phát triển cho người trẻ, hỗ trợ cho sinh viên du học tại Pháp, hợp tác trong lĩnh vực kiến trúc giữa Việt Nam và Pháp. Đưa ra lời khuyên cho các sinh viên, trí thức Việt Nam, Tổng thống Pháp nhấn mạnh quá trình tự học tập, trau dồi, rèn luyện kỹ năng; nâng cao uy tín, sự liêm chính trong nghiên cứu khoa học, tăng năng lực phản biện nhưng cần dựa vào những giá trị nhân văn cốt lõi.

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 5.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời các câu hỏi và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Ảnh 6.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chụp ảnh chung với các đại biểu và giảng viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH là trường đại học công lập đạt chuẩn quốc tế được thành lập năm 2009 trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Pháp. Cùng đi có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Thu Phương - Diệu Thuý/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm