Thư gửi robot Citizen: Tôn trọng sự trung thực

15/11/2019 07:03 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Xem chuyên đề "Thư gửi robot Citizen tại đây"

Điểm thi tốt nghiệp THPT tại Hà Giang: Cái giá của sự trung thực

Điểm thi tốt nghiệp THPT tại Hà Giang: Cái giá của sự trung thực

Câu chuyện về điểm thi tốt nghiệp THPT có dấu hiệu “bất thường” tại Hà Giang đang đốt nóng dư luận mấy ngày qua. Vắn tắt, địa phương này có tới 36 thí sinh đạt 27 điểm trở lên (cho khối A1), chiếm hơn 47 % số thí sinh đạt ngưỡng điểm này trên toàn quốc (76 em).

Tuần này, tôi xin kể cho cô câu chuyện liên quan đến một môn học trong nhà trường mà thời còn đi học bản thân tôi rất ít khi có được điểm cao, đó chính là môn văn.

Chả là mới đây, trên cộng đồng mạng có chia sẻ hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất là một bài văn của một em học sinh lớp 3, với đề bài yêu cầu: “Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ về công việc của bố mẹ em”. Cậu học sinh này đã miêu tả chân thực, sống động đến từng chi tiết về công việc của bố mẹ mình đang làm, đó là ghi lô đề - một công việc mà pháp luật tại Việt Nam không cho phép.

Chuyện thứ hai là của một học sinh lớp 6, với đề bài văn cô giáo đưa ra: “Em hãy kể về thần tượng của mình”. Em học sinh này đã không làm bài với lý do “em biết cách làm bài nhưng em không có thần tượng nào cả". Vì lý do này, em bị cô giáo phạt phải viết 100 lần câu: "Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa”.

Sophia thân mến!

Hai câu chuyện trên khiến tôi nửa tin, nửa ngờ, bởi những bài văn "ngụy tạo" trên mạng cũng không ít, chủ yếu là để gây cười và câu like.

Tôi cũng đã đọc hai câu chuyện này và thấy rằng, với bài văn của cậu học sinh lớp 3, nếu như sự việc đúng như chủ nhân bài đăng chia sẻ, thì đây lại là một bài văn...chấp nhận được. Mặc dù có sai chính tả, chữ viết chưa đẹp và sạch sẽ nhưng nó không đáng phải bị điểm 1 kèm theo lời yêu cầu “mai mời phụ huynh lên gặp cô” của giáo viên bộ môn.

Chú thích ảnh
Câu chuyện học sinh bị chép phạt 100 lần vì từ chối làm bài văn tả thần tượng được vị phụ huynh chia sẻ

Ở đây tôi không bàn về công việc mà bố mẹ cậu bé đang làm. Mà bàn về sự trung thực của cậu học sinh này khi triển khai yêu cầu của đề bài. Bài văn rất sinh động và dễ hiểu, vì thế cô giáo cần phải xem xét. Thay vì nhận xét và cho điểm như thế, có lẽ cô cần phải động viên, khích lệ và phân tích cho em hiểu rõ hơn việc viết văn nên thế nào cho phù hợp.

Còn với em học sinh lớp 6, chuyện em từ chối làm bài vì cho rằng mình không có thần tượng thật ngoài đời có thể hiểu đó là sự trung thực của em. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là sự thách thức giáo viên. Vì thế, theo như cách hiểu của tôi, giáo viên phạt em có thể xuất phát từ thái độ khi em cho rằng mình hiểu bài nhưng không làm. Tuy nhiên hình thức xử phạt của giáo viên là không phù hợp, nó mang tính áp đặt và nguyên tắc dẫn tới việc em học sinh vừa chép bài phạt vừa khóc.

Thay vì cách xử phạt này, việc đầu tiên tôi cho rằng cô giáo phải tôn trọng sự trung thực của em học sinh đó. Sau rồi cô có thể trao đổi trực tiếp với em, gợi ý cho em cách làm khác.Và quan trọng là nhắc các em đây là bài văn phải làm, là nhiệm vụ của học sinh khi đi học phải tuân thủ. Khi đó chắc là câu chuyện sẽ khác đi.

Sophia thân mến!

Nhìn tổng thể hiện nay, mặc dù chưa có điều tra cụ thể nhưng môn văn trong nhà trường có vẻ như ngày càng mất đi sức hấp dẫn của nó. Ngay như ở lớp của con trai tôi, cô giáo môn văn cũng thông báo rằng cả lớp điểm kiểm tra quá kém, cô phải cho làm lại bài lần 2 để các em có cơ hội kiếm điểm cao hơn.

Có một câu nói của cô giáo dạy văn chúng tôi từ hồi học cấp 3 tôi vẫn nhớ. Đó là câu: Văn chính là người, học văn là học làm người vì nó dạy cho con người ta cách sống lương thiện, nhân văn và trung thực.

Hãy tôn trọng sự “trung thực trong cảm nhận văn học” của các em hiện nay để từ đó có cái nhìn và đánh giá đúng thực trạng tại sao học sinh bây giờ lại học văn và làm văn như thế. Theo tôi đó mới là việc cần phải suy nghĩ và quan tâm trong quá trình dạy và học môn văn.

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau!

Quốc Khánh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm