10 mùa giải hấp dẫn nhất trong lịch sử F1

29/04/2021 11:18 GMT+7 | Thể thao

Lewis Hamilton: 43 điểm. Max Verstappen: 43 điểm. Sau hai chặng đua của mùa giải F1 2021, nhà đương kim vô địch và kẻ thách thức đáng gờm đang so kè nhau quyết liệt. Phải chăng, đây sẽ là một trong những mùa giải F1 hấp dẫn nhất trong lịch sử?

F1: Hamilton và mối đe dọa từ Verstappen

F1: Hamilton và mối đe dọa từ Verstappen

Lewis Hamilton vừa nỗ lực hạn chế mối đe dọa của Max Verstappen tại Bahrain Grand Prix, nhưng tay đua của Mercedes có thể phải đối mặt với một thử thách khó khăn hơn tại Imola vào cuối tháng này.

Dưới đây là 10 mùa giải được cho là hấp dẫn nhất, với những màn so tài căng thẳng và quyết liệt đến ngôi vô địch.

2016 – Rosberg vs Hamilton

Đó là một mùa giải mà Mercedes đã thống trị gần như tuyệt đối khi vô địch 19/21 chặng đua, và chức vô địch chỉ được quyết định ở chặng cuối cùng.

Rosberg vô địch 4 chặng đầu mùa, thế rồi đến chặng thứ 5 khi anh va chạm với người đồng đội Hamilton, tạo điều kiện cho Max Verstappen có chức vô địch chặng đầu tiên trong sự nghiệp. Đến chặng đua ở Áo, hai tay lái Mercedes lại va chạm tiếp với nhau, song Hamilton đã hồi sinh với chuỗi 4 chức vô địch chặng liên tiếp. Khi mùa giải chỉ còn 4 chặng, Hamilton kém Rosberg 33 điểm. Anh đã vô địch cả 4 chặng đó, nhưng Rosberg đều về nhì, và như vậy là đủ để tay lái này vô địch với vỏn vẹn 5 điểm nhiều hơn.

1981 – Piquet v Reutemann

Alan Jones vô địch chặng đầu tiên, nhưng đồng đội của anh ở Williams là Reutemann thì bất chấp team order để chiếm vị trí thứ hai. Nelson Pique vô địch chặng 2 lần cùng chiếc Brabham với hệ thống treo thủy lực gây tranh cãi để đối phó với việc bị cấm hệ thống khí động học, khiến cuộc đua vào thế tam mã đầy hấp dẫn. Gilles Villeneuve, Alain Prost, John Watson và Jaques Laffite lần lượt vô địch ở giữa mùa. Còn trước chặng cuối, tay lái dẫn dầu Reutermann chỉ hơn Pique đúng 1 điểm. Tại đường đua nóng nực Caeser Palace, Reuterman khởi đầu với pole nhưng tụt xuống thứ 8, và vị trí thứ 5 là đủ để Piquet đăng quang.

2007 - Raikkonen vs Hamilton vs Alonso

Raikkonen đã gia nhập Ferrari từ McLaren, đội đua đã chiêu mộ ĐKVĐ Fernando Alonso từ Renault để sát cánh cùng tài năng trẻ Hamilton. Điều đáng nói là Hamilton không chấp nhận làm chim mồi cho đàn anh, mà thậm chí còn giành podium ở 9 chặng đầu tiên. Tại Hungary, mâu thuẫn nổ ra khi Alonso chèn Hamilton ở pit khi đua phân hạng.

Mùa giải 2007 còn có sự kiện Spygate khi cựu kỹ sư Ferrari Nigel Stepney bị tố rò rỉ thông tin cho McLaren. Nhưng cuộc đua tam mã đến chức vô địch vẫn được chú ý nhất. Ở chặng cuối tại Brazil, Hamilton dẫn Alonso 4 điểm, và Raikkonen 7 điểm. Thế rồi, kịch tính đến khi Hamilton lỗi hộp số và chỉ cán đích thứ 7, còn Raikkonen nhất chặng và vô địch thế giới với chỉ 1 điểm hơn Hamilton.

Chú thích ảnh
Bộ tứ huyền thoại Prost, Mansell, Piquet, Senna ở mùa giải 1986

1994 – Schumacher vs Hill

Đây tưởng như một năm tuyệt vời của Ayrton Senna cùng Williams, nhưng rồi ông tử nạn ở đường đua Imola, để lại một khoảng trống lớn.

Michael Schumacher đã giành chức VĐTG đầu tiên sau một mùa giải kịch tính, lắm tranh cãi.

Những điều luật mới đã tước bỏ lợi thế về điện tử của Williams, và tạo cơ hội cho Schumacher và Benetton. Tay lái người Đức vô địch 6/7 chặng đầu, nhưng sau đó hai lần bị loại khỏi các chặng đua, hai lần bị cấm tham dự. Tận dụng thời cơ ấy, Damon Hill đã thắng 2 chặng nữa. Trước chặng cuối, Schumacher hơn Hill đúng 1 điểm, và được cho là cố tình đâm Hill khiến cả hai bị loại và anh bước lên ngôi vô địch.

2010 – Vettel vs Alonso vs Webber

Red Bull vượt trội về tốc độ khi giành pole ở 15/19 chặng. Ferrari, McLaren và Red Bull vượt trội so với phần còn lại, trong khi huyền thoại Michael Schumacher thì tái xuất trong màu áo Mercedes.

Sau khi vô địch 3/4 chặng, Alonso (Ferrari) đã vượt qua Mark Webber trước khi bước vào chặng áp chót. Nhưng sau đó, Red Bull giành chiến thắng một-hai, và họ buộc Webber nhường Alonso. Trước chặng cuối, Alonso vẫn hơn Webber 8 điểm và hơn Vettel 13 điểm. Song Vettel đã giành pole và vô địch ở Abu Dhabi (trong khi Alonso chỉ về thứ 7), để qua đó trở thành nhà vô địch thế giới trẻ nhất trong lịch sử.

1976 – Hunt v Lauda

Niki Lauda đã vô địch 5 chặng, giành 3 podium nữa ở 9 chặng đầu để tạo dựng khoảng cách 40 điểm so với người thứ nhì. Nhưng kể từ đó, cuộc đua mới căng thẳng. Huyền thoại người Áo suýt tử nạn khi chiếc xe của ông bùng cháy như một quả cầu nửa. Ba chặng sau, ông tái xuất với gương mặt bị bỏng và bàn tay phải quấn băng. James Hunt vô địch 3 chặng và rút ngắn khoảng cách xuống còn 3 điểm trước khi dự GP Nhật Bản.

Và điều tội tệ nhất đã đến với Lauda khi ông phải bỏ cuộc trong cơn mưa xối xả, còn Hunt cán đích thứ ba, vừa đủ để lên ngôi vô địch với 1 điểm nhiều hơn kình địch.

Chú thích ảnh
Năm 2008, Hamilton đã vô địch đầy kịch tính trước Felipe Massa

 

 

1964 - Surtees vs Clark vs Hill

Cuộc đua vô địch ban đầu được dự đoán sẽ là màn so tài giữa ĐKVĐ Jim Clark và kình địch Graham Hill, nhưng rốt cục, người chiến thắng lại là John Surtees, một nhà cựu vô địch thế giới ở môn… motor.

Hill vô địch chặng mở màn, Clark đáp lời bằng 3 chức vô địch chặng, trong đó có chiến tích ở Spa (Bỉ) khi ba chiếc xe dẫn đầu đều hết nguyên liệu ở vòng cuối. Giữa mùa giải, Surtees thậm chí không lọt vào Top 5. Nhưng rồi tay lái Ferrari đã leo lên thứ nhì với hai chức vô địch, 1 lần á quân.

Ở chặng cuối Mexico GP, đồng đội của Surtees là Lorenzo Bandini đã đánh bại Hill trong một pha vào cua. Một vòng trước khi kết thúc, đến lượt Clark dừng cuộc chơi vì hỏng động cơ. Hill lúc này cố trở lại nhưng không kịp, Surtee vượt qua ông ở vòng cuối cùng để nhất chặng và qua đó lên đỉnh thế giới.

2008 – Hamiton v Massa

Mùa giải khởi đầu với phong độ tốt của Ferrari và McLaren trước khi Kubica vô địch ở Cadana, Sebatian Vettel có chức vô địch đầu tiên, khi khoác áo Toro Rosso, còn Alonso vô địch ở Singapore trong một scandal có tên crashgate liên quan đến việc đồng đội Nelson Piquet Jr bị tai nạn. Đáng chú ý nhất là chặng cuối khi Massa vô địch trên sân nhà, nhưng vào phút cuối, Hamilton bứt lên để giành vị trí thứ 5, vừa đủ để lên ngôi.

1989 – Prost v Senna

Năm thứ hai, Prost và Senna là đồng đội ở đội đua thống trị F1. Ở chặng thứ hai của mùa giải tại Imola, bộ đôi này đồng ý giữ vị trí sau khi khởi động lại sau vụ tai nạn của Gerhard Berger. Nhưng sau đó, Senna vượt qua Prost để dẫn đầu. Prost tức giận đến mức suýt từ giã sự nghiệp.

Đó là một quyết định đúng đắn. Prost trả lời khi vô địch 3/4 chặng đua sau đó. Và khi bước vào chặng áp chót tại Nhật Bản, anh đã dẫn ngược lại kình địch 16 điểm. Tại chặng đua này, trong khát khao chiến thắng, Senna đã tông thẳng vào đồng đội. Prost phải bỏ cuộc, nhưng Senna cũng bị phạt vì vi phạm luật. Và cuộc đua ngã ngũ, với chức vô địch thuộc về Prost.

1986 – Prost v Mansell v Piquet v Senna

Hiếm có mùa giải nào quy tụ nhiều ngôi sao lớn và đồng đều như thế, với bộ tứ Alain Prost (McLaren), Nigel Mansell, Nelson Piquet (Williams), và Ayrton Senna (Lotus). Song với 4 chức vô địch sau 5 chặng giữa mùa, Nigel Mansell đã leo lên dẫn đầu. Ở chặng cuối tại Australia, Mansell hơn Prost 6 điểm, hơn Piquet 7 điểm, và chuẩn bị tinh thần ăn mừng thì xe của ông bị nổ lốp trái khi còn 18 vòng đấu.

Sự cố ấy đã giúp Prost vô địch thế giới lần thứ hai liên tiếp, với 2 điểm nhiều hơn Mansell, và 3 điểm hơn Piquet.

Phương Chi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm