(TT&VH) - Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 (bộ mới), nhà văn Phong Thu có một mẩu truyện ngắn, in vừa vặn một trang sách. Truyện mang tên Người thầy cũ, kể về một người học trò cũ, nghịch ngợm leo lên cửa sổ lớp nhưng chỉ bị thầy nhắc nhở chứ không bị phạt, nhưng qua ánh mắt rất buồn của thầy, cậu học trò đã hối hận và nhớ mãi để không bao giờ lặp lại hành vi ấy nữa…
Đến bây giờ, những nhân vật trong truyện đều đã lên lão, còn “người thầy cũ” là “lão này đây chứ ai!” - nhà văn Phong Thu trễ mắt kính, trỏ ngón tay vào chính mình, nói.
Từng làm “khổ” thầy dạy văn bằng những bài văn
Nhà văn Phong Thu thời trẻ
Năm 24 tuổi, nhà văn Phong Thutheo học Trường Sư phạm miền núi T.Ư. Trong số các thầy dạy ông, có một thầy dạy văn, hơn ông 7 tuổi, rất quý ông. Mỗi lần chấm văn cho lớp xong, người thầy này vẫn thường phải gặp riêng ông “nhắc nhở” về cách làm văn:
“Bài của anh viết hay lắm, văn chương thì đẹp lắm, thế nhưng nó không phải văn trường ốc. Văn ở trong nhà trường không phải văn để đăng báo. Anh có tài thật, có năng khiếu văn chương thật nhưng viết văn như anh chỉ hợp với văn đăng báo thôi. Thế nhưng cho anh điểm 4 thì không nỡ, mà cho anh điểm 5 thì phá cách, vậy nên, tôi cho anh điểm 5 (tương đương điểm 10 bây giờ), nhưng mà là 5 trừ (5-).
Nhà văn Phong Thu kể: “Thầy giáo dạy văn mỗi khi gặp tôi đều bảo, chấm văn của cậu tôi... mệt lắm. Tôi hỏi sao văn em lại làm thầy mệt thì ông bảo, cậu dẫn chứng mới quá, sách người ta vừa in xong, cảm giác hãy còn nguyên mùi mực cậu cũng dẫn vào bài làm văn. Cậu đã dẫn chứng vào bài rồi thì đương nhiên để “kiểm tra thông tin” có chính xác hay không, buộc tôi lại phải đi tìm mua sách để đọc”. Mà đúng thật, ngày ấy, tôi mê sách lắm, cứ ra hiệu sách mà thấy có cuốn mới ra là thể nào cũng xoay tiền mua bằng được. Trong khi làm bài tập làm văn, nhất là văn học sử, nếu tôi thấy cuốn nào hợp là “tương luôn” vào bài làm văn của mình. Có lần thầy “dọa”, lần sau nếu cậu mà còn dẫn những thông tin ở sách mới vào là tôi hạ điểm cậu. Cậu dẫn nhiều thì tôi phải mua sách nhiều,... mệt lắm”.
Minh họa truyện Người thầy cũ của nhà văn Phong Thu trong SGK
Người thầy luôn “bị mệt” mỗi khi chấm văn của nhà văn Phong Thu hiện vẫn còn sống, tên là Lương Gia Ninh, hiện ở số 5 phố Tràng Thi, Hà Nội. Nhà văn Phong Thu cho biết, trước đây cả thầy lẫn trò còn khỏe thường vẫn hay chạy qua, chạy lại thăm hỏi nhau, nhưng giờ già yếu như nhau rồi thì chịu, muốn biết tình hình của nhau chỉ còn cách gọi điện hoặc... biên thư. Cho đến tận bây giờ, nhà văn Phong Thu vẫn còn lưu giữ rất nhiều lá thư viết tay của thầy Ninh gửi ông từ năm nảo, năm nào...
… đến cậu học trò giờ là đại tá
Năm 1957, nhà văn Phong Thu làm hiệu trưởng một trường cấp 1 ở một xã miền núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tuy là hiệu trưởng nhưng ông vẫn phải dạy lớp 4 (thời ấy, lớp 4 đã là lớp cuối cấp như lớp 5 thời bây giờ). Lớp 4 mà nhà văn Phong Thu dạy “đầu trái mái hè” với lớp 3, hai lớp chỉ cách nhau một tấm liếp nứa tạm bợ, lớp này nói, lớp bên cũng nghe thấy. Lớp 3 bên cạnh có một cậu học sinh rất nghịch ngợm, bướng bỉnh và thường làm cho rất nhiều thầy cô giáo... “nóng mặt”.
Một trong số rất nhiều những bài văn đạt điểm tuyệt đối của nhà văn Phong Thu do thầy Lương Gia Ninh chấm từ những năm 1960
Nhà văn Phong Thu kể: “Tôi ngày ấy giảng bài, nói lại to nên hầu như lớp bên cạnh đều nghe thấy. Một hôm tôi giảng bài có nói về một cậu bé ở trên thuyền, do nghịch quá mà rơi xuống sông. Tôi chưa kịp hỏi học trò lớp mình thì cậu ta từ bên kia liếp thò đầu qua nói rất to: “Ngã xuống sông thì... ch...ế...t!”. Tôi bực quá, quyết định đình chỉ học cậu bé 2 ngày, không được đến trường. Sau hai ngày “thụ án” xong, cậu bé lại quay lại trường nhưng tôi đã thấy cậu ăn mặc gọn gàng hơn, lễ phép hơn, chăm học hơn và ngoan ngoãn hơn...”.
Thế rồi cậu bé ấy cứ thế lớn lên, rồi trở thành anh bộ đội, rồi biết tôi làm ở báo Thiếu niên Tiền phong nên anh ta cũng viết bài gửi đăng báo. Sau năm 1975, anh ta xuất ngũ, về làm ở báo Hậu cần, sau chuyển qua báo Quân đội nhân dân. Trước khi về hưu, cậu ta phụ trách tờ báo Quân đội nhân dân cuối tuần, giờ mang quân hàm đại tá, tên là Phạm Quang Đẩu.
“Hàng năm, cứ đến ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11, Đẩu vẫn tìm đến chúc tết thầy, còn bình thường, một hai tháng Đẩu vẫn qua đây chơi. Tôi bảo Đẩu gọi tôi là anh thôi vì tôi hơn cậu ấy có 12 tuổi chứ mấy... nhưng Đẩu không nghe! Đấy, cậu học trò lớp 3 năm xưa bị tôi phạt đuổi học 2 ngày chính là đại tá Phạm Quang Đẩu bây giờ đấy”.
*
Người thầy cũ (SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 - Bộ mới) của nhà văn Phong Thu chính là sự pha trộn của những ký ức về người thầy giáo dạy văn đến cậu học trò giờ mang quân hàm đại tá, cộng với kỷ niệm về những ngày còn đứng trên bục giảng của ông. Nhà văn Phong Thu cho biết: “Khi viết, tôi phải tạo ra tình huống để cảm hóa người đọc, mà ở đây là các em thiếu nhi. Chẳng hạn như, trong truyện có chi tiết học trò bị thầy giáo phạt nhưng học trò không oán thầy mà vẫn nhớ thầy, kính thầy.”
Kỳ sau (Chủ Nhật, 30/8): Việt Nam chưa có nền “văn học nhà trường”
Tại Tuyên Quang, theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chiều 19/7, mưa giông, gió lớn đã làm gãy đổ nhiều cây xanh, hư hại tài sản của người dân trong tỉnh.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại khu vực Hong Kong (Trung Quốc), Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác một số chuyến bay đến và đi từ Hong Kong (Trung Quốc) trong ngày 20/7 nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
Tối 19/7, ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên những người bị thương trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long, được đưa đến chữa trị tại bệnh viện.
Ngay sau khi nhận được thông tin tàu du lịch bị lật tại khu vực đảo Ti Tốp, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đến tối 19/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực ứng cứu, tìm kiếm các nạn nhân trong vụ tàu du lịch bị lật trên vịnh Hạ Long.
Vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long một lần nữa cảnh báo về mức độ rủi ro khi hoạt động du lịch trên biển mà thiếu thông tin cảnh báo về thời tiết nguy hiểm.
Trận giao hữu tiền mùa giải giữa MU và Leeds United tại Strawberry Arena, Stockholm, đã kết thúc với tỷ số 0-0. Tân binh Matheus Cunha có màn chào sân không như kỳ vọng, trong khi hàng công của MU tỏ ra thiếu sắc bén trước khung thành đối phương.
Đến tối 19/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực ứng cứu, tìm kiếm các nạn nhân trong vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Đến 20 giờ 45 phút, lực lượng chức năng đã tìm thấy 28 thi thể, trong đó có 8 trẻ em; đồng thời cứu được 11 người (thông tin ban đầu là 12 người).
Ngày 19/7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình. Trước thông tin này, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, hoàn toàn không có du khách nào bị mắc kẹt trong quá trình tham quan.
Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh; Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 Đinh Thị Hoa; các hoa khôi, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng và đông đảo nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Ngay trong ngày thi đấu đầu tiên (19-7) của Giải vô địch judo trẻ và vô địch Đông Nam Á 2025 tại Philippines, đội tuyển judo Việt Nam đã có màn ra quân ấn tượng với thành tích 16 HCV, qua đó tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương.
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á 2025 hôm nay - Thethaovanhoa.vn cập nhật lịch thi đấu và link xem trực tiếp các trận đấu thuộc giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 ngày 20/7/2025.
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 114/CĐ-TTg về việc lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại khu vực đảo Ti Tốp, tỉnh Quảng Ninh.