Scandal World Cup 2006: 'Hoàng đế' Beckenbauer dưới một núi áp lực

12/11/2015 07:55 GMT+7 | Đức

(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức Wolfsgang Niersbach từ chức vì bê bối liên quan đến việc nước này giành quyền đăng cai World Cup 2006, người đang phải chịu áp lực lớn nhất chính là “Hoàng đế” Franz Beckenbauer.

Áp lực đối với huyền thoại 70 tuổi này trong việc giải thích về những khoản thanh toán và trả lời về scandal năm 2006 ngày càng lớn dần, dù ông vẫn khẳng định rằng mình không hề làm gì sai.

Beckenbauer không thể không liên quan

Wolfgang Niersbach, phó chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006, nói rằng ông phải “chịu trách nhiệm chính trị” về khoản tiền 6,7 triệu euro chi cho FIFA nhằm đảm bảo về phiếu bầu cho đơn đăng cai World Cup của Đức. Bây giờ, sau khi Niersbach đã từ chức, tâm điểm của sự chú ý được dồn vào Beckenbauer, chủ tịch của Ủy ban tổ chức  World Cup 2006.

Rainer Koch, người đang cùng với phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) điều hành tổ chức này thay Niersbach, tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu ông ấy (Beckenbauer) phải tham gia một cách sát sao hơn về việc làm sáng tỏ sự việc này. Câu hỏi về suất đăng cai World Cup được trao như thế nào khiến chúng tôi mất rất nhiều thời gian.”, Rainer Koch tuyên bố trên kênh ZDF của Đức “Đó là một yêu cầu quan trọng từ phía toàn thể ban lãnh đạo DFB. Ông ấy sẽ phải trả lời những câu hỏi này. Chúng tôi có nhiều điều phải làm sáng tỏ hơn là khoản tiền 6,7 triệu euro. Chúng tôi muốn đi đến kết luận về quá trình dẫn đến việc Đức được trao quyền đăng cai World Cup”.

Niersbach cùng với hai cựu thành viên ban tổ chức World Cup 2006 đang bị điều tra về hành vi trốn thuế liên quan đến khoản tiền trên. Tuần trước, cảnh sát đã lục soát DFB và nhà riêng của ông. Beckenbauer không bị nghi ngờ trốn thuế và cũng không bị các công tố viên tại Frankfurt điều tra. “Nhưng ông ấy cần phải trả lời các câu hỏi”, thượng nghị sĩ Oezcan Mutlu, thành viên của Ủy ban quốc hội phụ trách thể dục thể thao khẳng định, “Vấn đề không chỉ là về tiền. Có rất nhiều câu hỏi, và ông ấy cần phải trả lời. Nếu tình hình cứ như thế này, sự nghi ngờ sẽ ngày càng gia tăng”.

Vì sao Chủ tịch LĐBĐ Đức từ chức?

Vì sao Chủ tịch LĐBĐ Đức từ chức?

Chủ tịch LĐBĐ Đức DFB Wolfsgang Niersbach đã từ chức vì vụ bê bối liên quan tới việc Đức giành quyền đăng cai World Cup 2006.


Beckenbauer đang đau đầu

Beckenbauer, cựu đội trưởng và HLV tuyển Đức vô địch thế giới, thừa nhận rằng ông đã “mắc sai lầm” khi chi 6,7 triệu euro cho FIFA để đổi lấy một khoản trợ cấp cho Ban tổ chức World Cup. Nhưng ông phủ nhận cáo buộc của tờ Der Spiegel rằng số tiền đó được sử dụng để mua phiếu bầu của 4 thành viên của Ban điều hành FIFA.

Vị Chủ tịch huyền thoại 70 tuổi của Bayern Munich hiện đối mặt cáo buộc khác liên quan đến phiếu bầu của cựu thành viên Ban điều hành FIFA Jack Warner, người đã bị cấm hoạt động bóng đá vĩnh viễn hồi tháng 9 năm nay.

Cuộc điều tra nội bộ của DFB cho thấy Beckenbauer và cố vấn Fedor Radmann, cũng là thành viên vận động đăng cai World Cup 2006, đã phác thảo một hợp đồng đề nghị cung cấp cho Warner “một vài lợi ích khác nhau”, theo khẳng định của ông Koch trên hãng thông tấn Đức DPA.

Beckenbauer bị cáo buộc 'có ý định hối lộ' để giành quyền đăng cai World Cup 2006

Beckenbauer bị cáo buộc 'có ý định hối lộ' để giành quyền đăng cai World Cup 2006

Quyền Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) Reinhard Rauball vừa cáo buộc Franz Beckenbauer “có ý định tham nhũng” trước sức ép của vụ điều tra giành quyền đăng cai World Cup 2006.


Koch nói Beckenbauer đã kí một hợp đồng vào ngày 2/7 năm 2000 bao gồm một số bảo đảm về vé World Cup, vài trận giao hữu bóng đá. Radmann cũng kí vào văn bản này. “Franz Beckenbauer đã kí vào một thỏa thuận đại diện cho phía LĐBĐ Đức còn Jack Warner đại diện cho phía CONCACAF”, Koch nói. “Trong thỏa thuận này, có nhiều lợi ích, không trực tiếp chi trả các khoản, nhưng có nhiều lời cam kết của phía LĐBĐ Đức”.

Bayern cũng đồng ý đá giao hữu ở Mata, Thái Lan, Tunisia và Trinidad & Tobago trước khi cuộc bầu chọn quyền đăng cai World Cup 2006 diễn ra. Bản quyền truyền hình của các trận đấu này đều được nắm giữ bởi mạng lưới truyền hình CWL. Nhưng sau đó, họ lại không đá giao hữu với đội tuyển Trinidad & Tobago “như ràng buộc”.

6,7 Số tiền mà Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) đã chi cho FIFA và bị cáo buộc là khoản hối lộ nhằm đảm bảo số phiếu giúp họ giành quyền đăng cai World Cup 2006.

2 Đức đã hai lần giành quyền đăng cai VCK World Cup. Đó là vào các năm 1974 (họ vô địch) và 2006 (hạng 3).

4 Chiến dịch vận động đăng cai World Cup 2006 có 4 quốc gia tham gia là Đức, Nam Phi, Anh, và Marocco.


Tuấn Cương (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm