Người ta hay so sánh bóng đá với một ván bài trong đó cầu thủ là những “lá bài”. Thật ra, nó đúng là mang tính chất của một canh bạc, nhưng giống với xóc đĩa hơn.
Vincent Van Gogh là một họa sỹ nghèo, rất nghèo. Không mấy người biết đến và mua tranh của ông khi còn sống. Nhưng ông vẫn dùng những chất liệu vẽ loại “xịn” nhất.
Bán kết World Cup 2014 không chỉ là cuộc đối đầu châu Âu-Nam Mỹ, mà còn là cuộc đối đầu của 2 quyền lực lớn khác trong ngành thể thao: Adidas và Nike. Hà Lan và Brazil mặc áo Nike, còn Đức và Argentina, là của Adidas.
Sáng thứ Ba, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy bị cơ quan chống tham nhũng của cảnh sát Pháp tạm giữ để điều tra. Giới quan sát nín thở chờ đợi những ý kiến chấn động trong xã hội Pháp về sự kiện này…
Không có mối cừu hận nào trong bóng đá lớn như giữa đội tuyển Argentina và Brazil. Đức-Hà Lan hay Đức-Anh? Họ không bắn súng vào nhau ngay khi có cơ hội.
Nếu như Nigeria là một đội bóng bị chối từ, với hàng loạt cái lắc đầu của những người có gốc gác đang chơi bóng tại châu Âu, thì ngược lại, Pháp được xây dựng từ một tập hợp đa sắc tộc.
Trước World Cup, hãng tài chính IGN thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn thế giới để tìm hiểu mức độ “chịu chơi” của CĐV các nước có đội tham dự vòng chung kết.
Người Brazil hay hát quốc ca theo kiểu acapella, không cần nhạc. Nhưng người ta có thể hát không cần nhạc chứ không ai có thể hát mà lại không có lời. Tiếc rằng những nhà thơ của họ lại đang bí.
Bóng đá Tây Ban Nha, bao gồm cả cầu thủ, HLV, lãnh đạo và CĐV đất nước này đang đối mặt với một cảm xúc lạ lẫm, thứ họ chưa từng biết đến trong 6 năm qua: Cảm giác thất bại.
Khi những người Brazil xuống đường phản đối một giải đấu bóng đá quá tốn kém, người ta quên rằng những người Anh đã phải “cắn răng” nuôi giải đấu tốn kém nhất thế giới trong gần 2 thập kỷ qua mà chỉ biết nuôi ấm ức.
Khi diễn viên gạo cội George Sanders của Anh tự sát năm 1972, ông để lại một lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn: “Thế giới thân yêu, tôi đi đây vì tôi chẳng thấy gì vui nữa”.
“Ai cứu ẩm thực Pháp” là tiêu đề một bài viết trên tờ New York Times hồi tháng 3 năm nay. “Ẩm thực Pháp” là một cụm danh từ huyền thoại, người ta đã làm không biết bao nhiêu bộ phim, viết bao nhiêu cuốn sách vì mấy chữ ấy.