26/05/2025 07:41 GMT+7 | Tin tức 24h
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 26/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra các dự án Luật: Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về: dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) có 7 chương, gồm 76 điều. Phạm vi điều chỉnh là các quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, công khai, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Ảnh: An Đăng - TTXVN
Về những nội dung cơ bản, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện quy định mức dư nợ vay của chính quyền địa phương thu gọn từ 3 nhóm địa phương xuống còn 2 nhóm địa phương và nâng mức dư nợ vay so với quy định hiện hành; bổ sung nguyên tắc ưu tiên bố trí chi ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; quy định thêm một số nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được bố trí từ hai nguồn (chi đầu tư công và chi thường xuyên); điều chỉnh tăng mức bố trí dự phòng từ 2% đến 5%; bổ sung quy định phạm vi chi từ nguồn dự phòng đối với bổ sung chi dự trữ quốc gia; nhiệm vụ đối ngoại đột xuất, cấp bách của Nhà nước; chia sẻ phần giảm doanh thu đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
Về nội dung bổ sung mới, dự thảo Luật bổ sung 1 điều về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong thu, chi ngân sách Nhà nước; bổ sung quy định cân đối nguồn thu thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), sau khi trừ hoàn thuế giá trị gia tăng mới thực hiện phân chia ngân sách Trung ương (70%) và ngân sách địa phương (30%)...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất