Biến xác tử tù thành… tượng nghệ thuật

02/06/2013 10:06 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Martin Martensen-Larsen, một nghệ sĩ người Đan Mạch cho biết ông đã lập kế hoạch biến cơ thể của một kẻ giết người, hiện đang chờ thi hành án tử hình ở Texas, thành một tác phẩm nghệ thuật.

Mẫu hình mô phỏng tượng tử tù Travis Runnels

1. Martin Martensen-Larsen dự định phủ lên xác chết của Travis Runnels, phạm nhân đang bị giam giữ tại Trại giam Allan B.Polunski ở Livingston một lớp sơn bằng vàng và gắn chặt xác y vào một chiếc ghế. Runnels, trước ngày ra pháp trường, đã tự nguyện hiến tặng mình để làm mẫu tượng mô phỏng Tượng đài Lincoln ở thủ đô Washington, DC, Mỹ.

Nghệ sĩ Martensen-Larsen giải thích cách làm nghệ thuật “quái lạ” của mình: “Tôi muốn đối mặt với những phạm nhân tử hình và làm sáng tỏ điều đó, vì đối với nhiều người, nó vẫn là một khái niệm trừu tượng. Tôi không ca ngợi tù nhân, tôi không đặt y vào một cái bệ để thông qua phương tiện truyền thông gây sự chú ý”.

Martensen-Larsen cho biết có hai phòng tranh ở Texas và Washington, DC đã đồng ý trưng bày tác phẩm “kinh dị” này, tuy nhiên mọi việc dường như không được thuận buồm xuôi gió như mong ước của nghệ sĩ này, bởi vì vướng đến luật pháp. “Họ muốn giữ kín danh tính vì các câu hỏi về mặt pháp lý chưa được giải quyết liên quan đến luật hình sự Texas về “lạm dụng xác chết”.

2. Để bảo vệ quan điểm nghệ thuật, có thể gọi là ‘điên khùng” của mình, Martensen-Larsen tỏ vẻ “thách thức” chính quyền Texas: “Tôi không cho đó là lạm dụng. Tôi sẽ tranh luận rằng chính quyền bang thay vì lạm dụng con người lại tiêm cho họ một liều thuốc độc”.

Dự án này là tác phẩm cuối cùng trong bộ ba tác phẩm của Martensen-Larsen để thăm dò các vấn đề xung quanh án phạt tử hình ở Mỹ.

Năm 2011, nghệ sĩ này đã bán vé trên mạng internet để theo dõi việc thi hành án tử hình Runnels bằng cách tiêm thuốc độc, dự kiến ban đầu sẽ diễn ra 2 năm trước ở Huntsville, Texas. Năm ngoái, Martensen-Larsen đã trưng bày tro cốt của Karl Chamberlin, bị xử tử ở Texas năm 2008 trong một nhà thờ ở Copenhagen, thi hài của tên tội phạm hiếp dâm bị kết án đó được lưu giữ trong một chiếc đồng hồ cát.

3. Các nghệ sĩ tiếp tục vật lộn với nhau vã mồ hôi hột xung quanh khái niệm trình diễn xác người nhân danh nghệ thuật. Năm 2008, Gene Hathorn, một tử tù ở Texas đã đồng ý hiến thân mình “vì nghệ thuật đương đại” cho nghệ sĩ Marco Evavistti cũng đến từ Đan Mạch. Nghệ sĩ này đã biến Halthorn thành một “tác phẩm nghệ thuật” gây sốc bằng cách đóng băng. Nhưng người ta còn choáng váng hơn nhiều khi “phục vụ nghệ thuật” xong, xác của Halthorn bị táng làm thức ăn cho cá.

Năm 2008, nghệ sĩ Gregor Schneider, Đức, đã phác họa ra các kế hoạch “hóa phép” một xác người chết thành một phần của một cuộc triển lãm. Vào năm đó, trả lời phỏng vấn báo Nghệ thuật (Anh), nghệ sĩ này phát biểu “Mục đích của tôi là chứng tỏ vẻ đẹp của cái chết”. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm, ông muốn tổ chức tổ chức triễn lãm tại Bảo tàng Haus Lange ở Krefeld, Đức.

Hoa Thành
Thể thao & Văn hóa


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm