Khi “Tình thôi xót xa” và danh tiếng đang ở đỉnh cao, dư luận xưng tôn Bảo Chấn là ông Vua, ông Hoàng nhạc nhẹ. Nhưng chỉ trong một đêm, với cú click chuột tàn nhẫn, “Tình thôi xót xa” bị kết án đạo nhạc! Nạn nhân phản kháng yếu ớt, sau đó thì anh và tên tuổi của mình “xót xa” biến khỏi làng nhạc Việt.
Đã nhiều năm trôi qua, nhưng tôi vẫn thương cho trường hợp Bảo Chấn, và vẫn trách dư luận sao tàn nhẫn, khi biến danh tiếng cả đời con người ta gầy dựng thành đống tro tàn chỉ trong khoảnh khắc?! Dư luận khăc nghiệt, thói đời khắc nghiệt, hay sự thất bại khắc nghiệt?
Thất bại làm tôi minh triết hơn
* Thời đó, tại sao anh không đứng dậy, đi tiếp, để chứng minh với dư luận, rằng một sự cố không thể quy kết Bảo Chất bất tài, mà lại im lặng rút khỏi nhạc Việt, và để danh tiếng thành tro tàn sau gần 40 năm gây dựng?
- Không phải tôi non nớt, mà tôi phản ứng đúng như con người của mình. Giống như trường hợp kẻ mộng du vô tình gây cho người khác sự tổn thương chết người. Đến khi tỉnh dậy, người ta nói: “Ê, thằng kia, mày vừa giết người đấy”, thì anh ta hoảng. Tôi đã hoảng loạn, sau đó thì thích nghi dần. Tôi nghĩ, mình không lãnh thì người khác cũng lãnh, không phải lúc này sẽ là lúc khác, nên than vãn cũng chẳng để làm gì. - Khi anh thành công, người ta tung hô, gọi anh là đỉnh cao, là ông Vua, ông Hoàng. Nhưng khi thất bại, người ta quay lưng, ném đá làm anh tóe máu. Hơn ai hết, anh thấm thía sự tàn nhẫn của dư luận?
- Cái đòn thù đó, lạ thay, lại không xuất phát từ người trong giới. Khi tôi bị chà đạp, những người đầu tiên gọi điện cho tôi là ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn. Có những ca sĩ tôi không giao du, nhưng họ gọi điện thường xuyên. Trong giới này mà được đồng nghiệp ủng hộ là được rồi. Nó khiến mình bình tâm nhanh lắm.
*Đến tuổi này, đã đi qua cả vinh quang lẫn đắng cay, thì thất bại có còn là điều đáng sợ?
- Sau thất bại, mình quyết định ngưng hay đi tiếp? Nếu đi tiếp, phải chấp nhận hai mặt của vấn đề, và hên thì thành công, còn hơn không làm gì – nó đồng nghĩa với cái chết. Nên tôi vẫn đi. Có điều người lớn tuổi đi chậm hơn, cẩn thận hơn.
Tôi quan niệm thất bại là một mặt của tấm huy chương, và hãy đón nhận nó như tài sản của mình. giống như sinh con, có đứa bình thường, có đứa dị tật, nhưng mình đâu thể bỏ đứa con dị tật. Nó vẫn là tài sản của cuộc đời mình.
* Nhưng loại tài sản này rất dễ làm mình tổn thương!
- Thất bại không phải trên trời rơi xuống. Nó là hệ lụy. Nếu yếu đuối thì nhục nhã, gục ngã, tự tử… Nhưng nếu coi nó là một phần cuộc sống, sẽ chấp nhận được. Không ai sẵn sàng chìa má cho người ta tát. Nhưng cái tát không làm gục ngã con người chính thức của mình. Vấn đề là mình biết nhận ra sai lầm, vui vẻ đón nhận và coi là vốn liếng của cuộc sống.
*Anh đã nhận được gì từ “tài sản” của mình?
- Con người! Ngày xưa hoạt động nghệ thuật, tôi tạo tiếng, tạo tiền. Những người đồng hành chỉ là những khuôn mặt nghề. Sau sự cố, tôi thấy được khuôn mặt người. Bên cạnh đó, tôi thấy mình minh triết hơn. Bây giờ tôi hay hơn mấy chục năm trước nhiều. Không phải về âm nhạc, mà là tư duy, khả năng nhìn tác phẩm, con người, sự vật, nhìn trời, nhìn đất và nhìn chính mình.
Cái tát tai làm xây xẩm mặt mày, nhưng khiến tôi tỉnh
* Tôi thấy nguy hiểm ở chỗ, anh bị… thất bại muộn, khiến cơ hội làm lại khó hơn những người trẻ?
- Cái tát tai làm xây xẩm mặt mày, nhưng khiến tôi tỉnh! Với tôi, như vậy là đủ rồi. Nó đã sinh ra con người tôi ngày hôm nay, để tôi cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày.
* “Khi cuộc đời ném đá vào mình. Nếu không là bức tường để viên đá dội lại, thì hãy là cục bông gòn, nhẹ nhàng nuốt vào trong”. Điều gì cho anh minh triết này?
- Đòn roi! Rõ ràng anh càng cương cứng, càng ăn đòn lâu và đau. Chỉ có những người có mãnh lực lớn mới làm được bức tường. Còn tôi, chọn làm cục bông gòn. Người ta ném mãi rồi cũng chán.
* Như vậy là yếu đuối, là yếm thế!
- Đó là cái tạng của tôi. Tôi không tranh đấu, không chống đối ai. Hạt cơm bạn ăn trong miệng, nó thuộc về bạn, cái ly bạn uống là của bạn. Có thể quan điểm của người già là như vậy.
* Từ trường hợp của mình, anh có nghĩ thất bại là đặc quyền của giới trẻ và là điều tồi tệ của người… không còn trẻ?
- Thất bại không chừa tuổi tác, và có bản chất riêng. Có những thất bại sẽ mở cho bạn cánh cửa mới, tươi sáng hơn, nhưng cũng có những thất bại khiến bạn đau đớn suốt đời. Thất bại nào cũng đau khổ. Nhưng không phải điều đáng sợ. Cuối cùng, khi nhận thất bại, bạn có can đảm nhìn nó như một phần của mình không? Nếu biết sửa sai, bạn sẽ hay hơn!
* Vậy anh có tự tin khuyên giới trẻ hãy dám thất bại?
- Tôi không khuyên giới trẻ mua thất bại. Nhưng sẽ nói với các bạn đừng sợ thất bại. Hãy hôn nó rồi bỏ vào túi, để không gặp lại nữa!
* Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành của anh, và chúc anh những ngày bình yên!
Trong kho tàng văn học thiếu nhi thế giới, Heidi của tác giả Thụy Sĩ Johanna Spyri nổi lên như một viên ngọc quý, không chỉ vì câu chuyện cảm động mà còn vì những giá trị nhân văn sâu sắc.
Đội trưởng U23 Việt Nam Khuất Văn Khang dành lời khen ngợi cho tinh thần chiến đấu và sự kiên cường của toàn đội khi chuẩn bị bước vào trận chung kết Giải U23 Đông Nam Á gặp chủ nhà Indonesia trên sân vận động Gelora Bung Karno vào 20h00 ngày 29/7.
HLV Kim Sang Sik đã giữ đúng lời hứa của mình, đó là đội U23 của ông “đá mỗi trận đều như chung kết”. Trận chung kết trước U23 Indonesia đương nhiên không cần phải nhấn mạnh thêm về ý nghĩa, hơn thế, nó vượt qua ngoài tầm vóc của một trận chung kết giải đấu trẻ.
HLV Mai Đức Chung đang có mặt tại Australia để dự lễ bốc thăm Asian Cup 2026, nhưng vẫn giao giáo án cho các trợ lý làm việc với các tuyển thủ hiện đang tập luyện tại Quảng Ninh.
Trong thời đại dữ liệu bùng nổ, công nghệ “xâm chiếm” mọi lĩnh vực, một trường đại học vừa công bố 10 chuyên ngành “nóng bỏng tay" được thiết kế để đón đầu xu hướng và đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên.
Sáng 28/7, Bộ Ngoại giao Malaysia đã công bố Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.
"Việt Nam đã có ít nhất bốn đóng góp quan trọng cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ khi gia nhập khối khu vực này vào tháng 7/1995" - đó là khẳng định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales.
Ngày 28/7 (tức ngày mồng 4/6 năm Ất Tỵ), tại Cảng tàu Sun, phường Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 39 nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy trên tàu Vịnh Xanh 58 vào ngày 19/7.
Tadej Pogacar đã khép lại 21 ngày thi đấu xuất sắc để giành áo vàng Tour de France tại Paris. Anh đã vượt qua các đối thủ trong hành trình dài 3.400km để lần thứ tư vô địch giải đua danh giá này.
Chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi ra mắt vào ngày 25/7, bộ phim Hàn Quốc mới mang tên Trigger (Cò súng) đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng “Trending Now” của Netflix Hàn Quốc.
Hannah Hampton là người hùng giúp đội tuyển nữ Anh bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu. Và bí quyết giúp thủ thành này đánh bại Tây Ban Nha ở loạt sút luân lưu là một tờ 'bí kíp" được dán trên... cánh tay.
Trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia tại Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 là cơ hội để U23 Việt Nam trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử giải đấu giành ba chức vô địch liên tiếp.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia (20h00, 29/7) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận Việt Nam vs Indonesia ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Không phải ngẫu nhiên mà hơn nửa số bàn thắng của U23 Việt Nam tại giải U23 Đông Nam Á 2025 được ghi bằng đầu. Điểm yếu cố hữu của bóng đá Việt Nam giờ đang là điểm mạnh của thầy trò Kim Sang Sik.
Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995 - 28/7/2025), Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN.