22/04/2013 19:00 GMT+7 | Đọc - Xem
Bày tỏ quan điểm trên một tờ báo mạng sáng 22/4, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết ông không đồng tình với lựa chọn ngôn ngữ của dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng trong trường hợp này.
Hai quan điểm khác nhau về một chi tiết dịch thuậtCuốn sách có khoảng 10 chỗ có những từ rất tục, trong đó trường hợp được đưa ra sau đây được mổ xẻ nhiều nhất. Nguyên văn trong tác phẩm của Tim O'Brien: “Listen to Rat Kiley. Cooze, he says. He does not say bitch. He certainly does not say woman, or girl. He says cooze”.
Bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng: “Nghe Chuột Kiley mà xem. Con mặt l..., hắn nói. Hắn không nói con đĩ chó. Hắn chắc chắn là không nói bà ấy, hay cô ấy. Hắn nói con mặt l...” (Thethaovanhoa.vn viết tắt từ tục, trong bản in đăng nguyên dạng).Cụ thể, ở từ "cooze" (được dịch là "con mặt l..."), Nguyễn Quang Thiều cho rằng, theo cách hiểu của ông thì cách nói của nhân vật Chuột Kiley (một người lính Mỹ) trong văn cảnh này không "cạn tình" và "tục tĩu" đến thế. Từ "cooze" được dùng để chửi rủa một người phụ nữ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn của người lính khi không nhận được thư trả lời hay thăm hỏi. Nhà thơ dẫn cả ý kiến của Bruce Weigl – một nhà văn, cựu binh Mỹ – một người có cùng quan điểm với ông.
Ngoài ra, nhà thơ cho biết ông đang liên lạc với chính tác giả Tim O'Brien để hỏi về chi tiết này.Trong thông tin công ty Nhã Nam gửi đến Thể thao & Văn hóa chiều 22/4, dịch giả Cao Đăng giải thích về chi tiết này: "Để chuyển tải từ “bitch” trên (dĩ nhiên có thể có lựa chọn khác), tôi đã chọn “con đĩ chó”. Rồi thì, để có một sự tương phản mạnh, cho thấy ngay cả cái từ vốn đã tục kia Chuột Kiley cũng không dùng, ta cần một từ khác tục hơn nữa. Bởi cooze là một từ cực tục, vốn có nghĩa là “vagina”, âm hộ, và còn được dùng để gọi (một cách xách mé, khinh miệt) những người đàn bà mà người ta coi như không gì hơn một món đồ chơi tình dục, nên tôi nghĩ đến “con mặt l...”, vốn là một từ mà tôi tin bất cứ ai người Việt đều thấy là tục hơn nhiều so với “con đĩ chó”.
Phía biên tập của Nhã Nam cho biết: "Chúng tôi đã hết sức cân nhắc câu văn gây tranh cãi, và đã giữ nguyên ý định của dịch giả sau khi nhận thấy rằng câu văn hợp với văn cảnh, thể hiện tâm trạng bi thương cùng cực của một người lính".Mặc dù vậy, dịch giả Cao Đăng cho biết, nếu dịch lại, anh "sẽ tìm được một từ khác hay hơn theo nghĩa là chuyển tải được trọn vẹn hơn từ ngữ trong nguyên tác, sao cho nó vang lên trong tiếng Việt một cách hoàn toàn giống như từ cooze vang lên trong tiếng Anh", chứ không phải là tìm một từ khác bớt tục tĩu hơn.
Từ tục trong văn chương Việt Nam không hề hiếmNhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, một nguyên tắc rất quan trọng trong dịch thuật là phải chọn những ngôn từ phù hợp với văn hóa của đất nước người đọc để không “phạm quy” văn hóa.
Về việc bản dịch Những thứ họ mang có "phạm quy văn hóa" hay không, công ty Nhã Nam cho biết: "Trước tiên phải nói rằng những từ được gọi là “tục” đã xuất hiện ở dạng nguyên vẹn trên các bản văn từ rất lâu. Ít nhất ta có thể thấy trong Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, nhà Vĩnh Hưng Long xuất bản từ đầu thế kỷ trước (trong ngôn ngữ nói thì những câu thành ngữ như “Đẻ con khôn mát l... rười rượi” hay “Rắn phù l... mèo” vẫn được sử dụng rất thông dụng, ít gây ra phản ứng từ phía người nghe).Phía Nhã Nam cũng trích dẫn Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh, tác phẩm thường được mang ra so sánh với “Những thứ họ mang” như 2 vế đối Việt – Mỹ về cuộc chiến tranh giữa 2 đất nước. “- Đ. mẹ mày, con đĩ? Mày ưỡn của nợ ra đây cho chúng nó ngắm à. Mày gài mìn bố mày? Tổ sư mày, cười cái cắc củ? Đứa nào thích ngắm nghía mày thì kệ bố mày, bố mày cứ dọn phắt mày đi?” (Nỗi buồn chiến tranh).
Nhiều tác phẩm văn học Việt Nam khác như Ba người khác của Tô Hoài, Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh... cũng đều có những từ tục tĩu.Cách xử lý từ tục trong văn học hay báo chí không thống nhất, thường viết tắt ("l*", "đ."...). Nhã Nam cho biết: "Chúng tôi rất tôn trọng cách xử lý viết tắt của các đồng nghiệp, tuy nhiên, chúng tôi cũng tôn trọng những cách xử lý khác, nhất là khi mạch phát triển của tâm lý nhân vật trở nên bất thường ở trong những văn cảnh đặc biệt căm phẫn hoặc tàn khốc".
"Độc giả không thể chỉ đọc những thứ tiệt trùng"Những thứ họ mang gây choáng váng thậm chí phẫn nộ, trong trường hợp này, chủ yếu vì cuốn sách được xuất bản theo cách thông thường, không hề có khuyến cáo về ngôn từ tục hay giới hạn độ tuổi. "Đây không phải loại dành cho tất cả mọi người" – theo dịch giả Cao Đăng. "Và dứt khoát tôi không nghĩ đây là sách dành cho trẻ em đọc - không phải chỉ vì mấy chữ tục".
Theo dịch giả, nhiều bộ phim nước ngoài được gắn mác “Không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi” nhưng vẫn là những bộ phim hay. "Ngôn ngữ của sách dành cho thiếu nhi có thể là và cần phải là ngôn ngữ sạch; điều đó đương nhiên. Nhưng ngôn ngữ văn chương nói chung không nhất thiết là và không thể là thứ ngôn ngữ vô trùng. Độc giả người lớn không phải là những đứa trẻ chỉ có khả năng tiếp thu các thứ tiệt trùng".Bên cạnh đó, dịch giả thừa nhận có những lỗi sai khác trong bản dịch. Trả lời báo chí chiều 22/4, Trần Tiễn Cao Đăng nói: "Nếu tôi dịch bây giờ, hẳn là tôi sẽ không phạm phải một số lỗi dịch sai tương đối thô thiển mà nhiều người đọc đã chỉ ra" – dịch giả nói.
Tranh cãi lần này xung quanh một bản dịch từ cách đây 2 năm đặt ra 2 vấn đề. Một là: Độc giả và các bên liên quan nên ứng xử thế nào với những quan điểm trái chiều trong dịch thuật? Hai là: Đã đến lúc các nhà làm sách phải đưa việc khuyến cáo hoặc giới hạn độ tuổi vào quá trình làm sách, chứ không chỉ khuyến cáo kiểu đùa cợt như "Không đọc trong khi ăn uống" (cuốn Sát thủ đầu mưng mủ hay Phê như con tê tê).
Mi Ly
Đối với độc giả đã quen với lối viết nhẹ nhàng mà thâm trầm của nhà thơ Trần Lê Sơn Ý suốt mười mấy năm qua hẳn sẽ gặp ở...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất