(Thethaovanhoa.vn) - Nổi tiếng với nghề thêu tay truyền thống ở thành phố Huế, Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Kinh còn được biết đến như một chuyên gia thêu áo Kimono xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện nhóm thợ thêu có tay nghề khá do ông truyền dạy ở thành phố Huế cung ứng cho hãng Okuyama (hãng thêu áo Kimono) ở Cố đô Kyoto, Nhật Bản trên 2.000 sản phẩm/năm.
Theo nghệ nhân Lê Văn Kinh, không phải người thợ nào cũng thêu được trên nền áo Kimono mà phải là những thợ có tay nghề cao, bởi kỹ thuật thêu này đòi hỏi sự tinh tế và kỹ thuật cao. Đây là kỹ thuật thêu kép, từng đường kim mũi chỉ phải ngắn lại, cách pha màu tinh tế từ trắng qua xám, từ xám qua trắng pha lẫn vào nhau nên đòi hỏi tốn công sức và thời gian, kỹ thuật phải rất thuần thục. Một chiếc áo Kimono thêu với kỹ thuật kép phải mất gần 1 tháng mới hoàn thiện. Bù lại, giá thành của một chiếc áo Kimono được thêu bằng công sức thủ công của những nghệ nhân thêu xứ Huế được xuất khẩu sang Nhật bán với giá trên 50.000 USD.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh chọn chỉ thêu cho mẫu áo Kimono
Điều trùng hợp khá thú vị là có khoảng 20 sản phẩm áo Kimono và 8 chiếc đai Obi quốc phục Nhật Bản do Công ty Sheui - Nhật Bản trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ VI-2015 là do nghệ nhân Lê Văn Kinh và các cộng sự của mình ở Huế thực hiện. Ông Ida Atsushi, Giám đốc Công ty Sheui - Nhật Bản cho biết: Nhận lời mời tham gia triển lãm thành tựu hàng thủ công truyền thống Huế - Nhật Bản, các mẫu trưng bày đều được thực hiện theo mẫu hoa văn truyền thống Kimono, không khác gì mẫu hàng mang từ Nhật Bản sang nên chúng tôi đã chọn các mẫu hàng này để trưng bày tại đây.
Danh tiếng và uy tín của nghệ nhân Lê Văn Kinh ở thành phố Huế hầu như ai cũng biết, bởi sự cần mẫn và quyết tâm làm bằng được điều mình mong muốn với nghề. Ông kể: Năm 2000, trong một lần tiếp ông Jeff Bo Bollinger - một vị khách đến từ Cộng hòa Liên bang Đức đã đưa ra lời đề nghị "ông hãy dành cho tôi một đặc ân mang tính văn hoá thuần Việt Nam trước khi tôi về nước". Vậy là bức "Cáo tật thị chúng" với nội dung: "Xuân đi, trăm hoa rụng/ Xuân đến, trăm hoa cười/ Trước mắt, việc đi mãi/ Trên đầu, già đến rồi/ Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một nhành mai" (theo bản dịch của Tản Đà) được ra đời từ đó.
Chọn mẫu áo Kimono cho thợ thêu
Đến bây giờ, bài thơ được thêu trên chất liệu lụa tơ tằm đạt kỷ lục với 14 thứ tiếng như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Phật giáo khác trên thế giới. Nhiều bức thêu trong số này được du khách đến từ Đức, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản... đặt mua với số lượng lớn. Bộ tranh thêu cũng đã tham gia và được giới thiệu tại nhiều cuộc triển lãm ở trong và ngoài nước.
Không biết có bao nhiêu bức thêu đã qua tay ông về những thắng cảnh của Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ... với mong muốn giới thiệu cảnh đẹp của xứ Huế đến mọi người, trong đó có những bức thêu ông xem như báu vật của đời mình. Chẳng hạn, có hai bức tranh thêu tác phẩm "Tẩu lộ" (Đi đường) - trong tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khổ 59cm x 94cm được treo trang trọng trong cửa hiệu thêu Đức Thành của ông ở 82, đường Phan Đăng Lưu, thành phố Huế. Ông cho biết, các bức tranh thêu này dựa vào bản dịch của Nam Trân. Một bức được thực hiện theo lối chữ viết quốc ngữ và phần phiên âm. Bức thứ hai được thực hiện bằng lối viết thư pháp chữ Hán. Cả hai bức thêu này được thể hiện trên nền gấm màu trắng ngà, dệt bằng bảy màu chỉ khác nhau hay còn gọi là gấm thất thể, tất cả đều được gửi mua từ Thượng Hải (Trung Quốc). Đối với ông, đây là những báu vật của cuộc đời mình, bởi đó còn là cả tấm lòng của người thợ thủ công Huế đối với Bác Hồ kính yêu.
Ông Lê Văn Kinh với đối tác người Nhật trong việc thêu áo Kimono xuất khẩu
Năm nay, nghệ nhân Lê Văn Kinh gần 90 tuổi, với hơn 70 năm sống bằng nghề thêu. Suốt quãng thời gian ấy, ông đã kèm cặp, truyền dạy cho hơn 100.000 người làm nghề thêu. Nhiều người trong số đó, bây giờ trở thành thợ lành nghề, tài hoa của thành phố Huế và nhiều địa phương khác trong vùng. Năm 2003, ông được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Mười năm sau, năm 2013, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Tác phẩm “Tẩu Lộ” và “Đi đường” của nghệ nhân Lê Văn Kinh
Tỉnh Bạc Liêu tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sớm nhất cả nước, từ ngày 22 - 24/5/2025. Phần lớn các tỉnh, thành phố tổ chức thi trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 9/6/2025. Tỉnh Vĩnh Long là địa phương duy nhất tổ chức kỳ thi vào tháng 7/2025. Tại Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập sẽ diễn ra trong tháng 6 và kết thúc muộn nhất vào ngày 9/6/2025, dành cho học sinh thi chuyên.
Trực tiếp bóng đá nữ TP.HCM vs Vũ Hán (15h00, 21/5) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận nữ TP.HCM vs Vũ Hán thuộc bán kết Cúp C1 châu Á.
Với mong muốn khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy việc đưa văn hóa dân tộc vào phim hoạt hình Việt Nam, PGS.TS Bùi Hoài Sơn đã nhận lời đồng hành cùng bộ phim hoạt hình 3D Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu trong vai trò Đại sứ Hoạt hình.
Khi G-Dragon, “ông hoàng K-pop”, tuyên bố trở lại Việt Nam sau 13 năm với màn trình diễn tại sân vận động Mỹ Đình vào ngày 21/6/2025, một biểu tượng đã “bùng nổ” trên mạng xã hội: hoa cúc khuyết cánh.
Sau khi Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố vì liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm, nhiều câu hỏi liên quan tới pháp lý cũng được đặt ra.
Không chỉ cuộc đua đến ngôi vô địch V-League, mà ngay cả cuộc chiến trụ hạng – tưởng chừng sẽ diễn ra theo hướng “mạnh được, yếu thua” cũng đang có những diễn biến khó lường.
Sáng ngày 20/5/2025, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học chuyên đề “Công nghệ điện cơ trong phân tích sinh cơ học thể thao” với sự tham dự của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, HLV và lãnh đạo thể thao từ TP.HCM và các tỉnh, thành bạn.
Tối qua, Đài Hà Nội đã sóng phát trực tiếp chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt Người là niềm tin tất thắng nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2025).
Sự kiện khai trương showroom monobrand đầu tiên của Minotti tại Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên hành trình mở rộng thương hiệu tại thị trường Đông Nam Á.
Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, tại Nhà dân tộc ở thành phố St. Peterburg đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh về Việt Nam của cố họa sĩ Tuman Zhumabaev, với chủ đề "Chúng ta cùng trong một hành tinh".
Ngay trong ngày khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thường niên lần thứ 78 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 19/5, với đa số phiếu ủng hộ, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Khai trương Bộ môn nghiên cứu về Việt Nam "Hồ Chí Minh" trực thuộc Khoa Triết học, Lịch sử và Xã hội học, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 130 năm ngày Anh hùng dân tộc José Martí hy sinh.
Nhiều năm qua, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh được biết đến là “cha đẻ” của hàng nghìn cô búp bê mặc trang phục dân tộc – những sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc văn hóa, được bạn bè quốc tế yêu thích. Thế nhưng, ít ai biết rằng, hội họa mới là "hơi thở cuộc sống" đối với người nghệ sĩ này.
Cơ sở sản xuất e-methanol quy mô thương mại đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo đã chính thức đi vào hoạt động ngày 13/5/2025 tại thị trấn Aabenraa, miền Nam Đan Mạch, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nhiên liệu phát thải carbon thấp.