Ít ai biết được hơn 10 năm nay, các thế hệ thợ làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, Nam Định đã nối tiếp nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác, đem một phần công sức nhỏ bé của mình góp sức xây dựng biết bao công trình nơi quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những người dân hiền lành, chất phác nơi đây đang ngày ngày lao động, góp từng viên gạch để giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Những người đầu tiên đi xây dựng đảo
Làng Bỉnh Di hiện có 3 xóm với khoảng 2.000 dân. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Vào thời gian nông nhàn, đàn ông trong làng thường tỏa đi khắp nơi làm thợ nề, thợ mộc vì đây là nghề có từ lâu đời của làng Bỉnh Di, còn phụ nữ thì ở nhà chăm sóc con cái và làm thêm nghề móc sợi làm hàng xuất khẩu.
Năm 1991, Thiếu tướng Hoàng Kiền khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn công binh 83 đã về làng vận động anh em trong làng ai biết xây, làm mộc giỏi và có đủ sức khoẻ, lý lịch tốt thì cùng nhau ra xây dựng quần đảo Trường Sa. Đây không chỉ là công việc lao động kiếm sống đơn thuần cho người dân trong làng mà nó còn là công việc có ý nghĩa rất lớn đối với quê hương, đất nước trong sự nghiệp giữ gìn chủ quyền biển đảo. Thấy được ý nghĩa lớn lao của công việc, ông Lê Văn Biền (sinh năm 1950), xóm 6 - một trong những người làng Bỉnh Di ra đảo đầu tiên đã tập hợp nhiều anh em trong làng ra xây dựng đảo.
Ông Biền tâm sự: "Thiếu tướng Hoàng Kiền là người gốc làng Bỉnh Di. Năm 1991, Thiếu tướng được giao nhiệm vụ xây dựng đảo Nam Yết (nằm ở phía nam cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa). Sau khi nói chuyện với Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi và anh Nguyễn Hoàn (xóm 5) đã về tập hợp anh em trong làng thành ba tổ; trong đó, tổ thợ nề có 7 người do tôi làm đội trưởng, tổ thợ mộc có hơn 10 người do ông Đỗ Phưởng (sinh năm 1952) ở xóm 6 làm đội trưởng và thêm tổ bốc vác, mạ sắt gồm khoảng 4 người do ông Đỗ Đoàn (xã Giao Tân) làm đội trưởng. Chúng tôi là những tổ ra xây dựng đảo đầu tiên. Khi đó, chúng tôi phải vận chuyển ra đảo từng hòn đá, từng bao xi măng, bao đá, bao cát, nguyên vật liệu ra kiến thiết xây dựng nhà ở, nhà chùa, tường bao, hầm hào, kè bờ ở ngoài đảo để người dân ra đó sinh sống, phục vụ quân sự và cũng là chỗ để người dân đánh bắt có chỗ trú chân nếu gặp mưa bão. Sau 3 tháng xây dựng xong, chúng tôi về". Ông Biền chia sẻ thêm, khi đó ngoài đảo chưa có người dân ở, chỉ có bộ đội sinh sống, mọi thứ rất khó khăn, nước ngọt phải tiết kiệm từng bát một và chia nhau từng xô nước để tắm giặt. Ăn uống chủ yếu là đồ khô, lương khô hoặc mì tôm.
Cầu cảng Trường Sa lớn. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Các thế hệ nối tiếp nhau xây đảo
Hiện trong làng, những người lớn tuổi không còn đủ sức khoẻ để ra xây đảo thì ở lại quê hương đi làm thợ nề, thợ mộc quanh vùng, còn lại phần lớn thanh niên trong làng đều theo các anh, các chú đi xây đảo. Xóm 6 là xóm có số lượng người đi xây dựng quần đảo Trường Sa đông nhất. Ngoài làng Bỉnh Di ra, các xã quanh vùng sau này cũng có nhiều người tham gia đi xây dựng đảo như xã Giao Phong, Giao Yến, Giao Tân, Giao Lâm...
Những người được chọn ra xây đảo thường ở độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, có sức khoẻ tốt. Trước khi đi những người thợ làng đều được khám sức khoẻ đầy đủ, kiểm tra hồ sơ lý lịch nếu đủ điều kiện mới được đi. Tuy nhiên, không phải người thợ nào vượt qua được vòng kiểm tra sức khoẻ ở đất liền cũng có thể trụ vững và lao động được khi ở ngoài đảo. Có thể do thời tiết, do quá trình lênh đênh trên biển để tới đảo mà nhiều người thợ ra ngoài đảo không thích nghi được với thời tiết nên không thể lao động được. Những người thợ ấy phải chờ tàu quay trở lại đất liền và đổi thợ khác ra làm.
Ông Nguyễn Ngọc Phong, xóm trưởng xóm 6 cho biết, vì xây dựng ngoài đảo nên công việc cũng phải phụ thuộc vào con nước. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết nên một năm các tốp thợ thường đi vào 2 đợt là đầu năm từ tháng 1 âm lịch đến tháng 8, đợt hai từ tháng 10 âm lịch đến Tết. Trung bình những người thợ nề, thợ mộc trong làng đi khoảng từ 6 - 8 tháng khi hết việc hoặc thời tiết không thuận lợi lại về, có nhiều năm mọi người phải ăn tết ngoài đảo. Hiện nay, lao động trong làng tham gia xây dựng quần đảo Trường Sa được chia làm bốn đội; trong đó, xóm 6 có hai đội là đội 1 do ông Lương Thanh (sinh năm 1960) và ông Nguyễn Hoàn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 2 do ông Đỗ Hương (sinh năm 1972) và vợ là Nguyễn Cúc làm đội trưởng; đội 3 ở xóm 5 do ông Phan Bốn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 4 ở xóm 4 do ông Nguyễn Cần (sinh năm 1962) làm đội trưởng. Bốn đội có gần 200 người thợ, trung bình mỗi đội có trên dưới 50 người. Năm vừa rồi, toàn bộ đội do ông Phan Bốn làm đội trưởng với hơn 30 thợ đã làm việc và ăn tết luôn ngoài đảo.
Qua bao thế hệ thợ làng Bỉnh Di ra xây đảo, quà về từ Trường Sa bao giờ cũng chỉ là những vỏ ốc, vỏ ngao đủ kích cỡ là minh chứng cho những ngày tháng lao động không mệt mỏi của người dân nơi đây vì tình yêu quê hương, biển đảo đất nước. Với người làng Bỉnh Di đi xây đảo, lý do làm kinh tế chỉ là một phần mà quan trọng hơn của việc ra xây dựng đảo là vì Trường Sa là biển đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo vệ, kiến thiết đảo thêm vững mạnh, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng là việc làm cao cả và là trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và của người dân làng Bỉnh Di nói riêng.
2024 có lẽ là năm bận rộn nhất trong đời làm nghệ thuật của ca sĩ Hồng Nhung. Nhưng khác với vẻ tất bật thường thấy ở người nổi tiếng bận rộn, cô trông rất thong dong giữa những bận bịu của mình.
Trong kỷ nguyên mới, khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thế giới và đối mặt với những thay đổi nhanh chóng từ công nghệ, kinh tế, và xã hội, thì văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trần Văn Vũ là một trong những cầu thủ futsal xuất sắc nhất mà Việt Nam từng sản sinh. Với tài năng vượt trội, ý chí kiên cường và những đóng góp to lớn cho nền futsal nước nhà, Trần Văn Vũ đã trở thành biểu tượng không thể thay thế. Anh từng 3 lần giành danh hiệu Quả bóng Vàng futsal Việt Nam vào các năm 2015, 2016 và 2019, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ.
Anna Leigh Waters, Anna Bright, Jorja Johnson, Catherine Parenteau và Rachel Rohrabacher đang được đánh giá là 5 người đẹp quyền lực nhất thế giới Pickleball
Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 27/1/2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết các lịch thi đấu bóng chuyền trong và ngoài nước diễn ra ngày hôm nay.
XSMB 26/1: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ nhật ngày 26/1/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Nguyễn Thị Oanh là cái tên gắn liền với sự dẻo dai và sức bền phi thường. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau ánh hào quang hiện tại, cô từng phải vượt qua một giai đoạn đầy khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy cơ giải nghệ vì bạo bệnh.
XSKG 26/1: Xổ số Kiên Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Kiên Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 26/1: Xổ số miền Nam ngày 26/1/2025 gồm các tỉnh Đà Lạt, Kiên Giang và Tiền Giang. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay Chủ nhật ngày 26/1 trên Thethaovanhoa.vn.
XSTG 26/1 : Xổ số Tiền Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Bùi Vĩ Hào, Trần Trung Kiên cùng Khuất Văn Khang là ba nhà vô địch AFF Cup 2024 được HLV Kim Sang Sik quy hoạch cho chiến dịch chinh phục tấm huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games 33 tại Thái Lan.
XSDL 26/1: Xổ số Đà Lạt được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Đà Lạt quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Huỳnh Như đã ghi tên mình vào lịch sử bóng đá Việt Nam với hàng loạt thành tích đáng tự hào. Từ những giải đấu trong nước đến sân chơi quốc tế, Huỳnh Như đã khẳng định tài năng xuất sắc, trở thành cầu thủ nữ tiêu biểu nhất của bóng đá Việt Nam.