Khám phá vẻ đẹp di sản các tháp Chăm ở Khánh Hòa

15/07/2025 09:38 | Du lịch
Nguyễn Thành/TTXVN

Nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa sở hữu hệ thống các đền, tháp Chăm cổ kính vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm lịch sử. 

Những công trình kiến trúc độc đáo này không chỉ là trung tâm tín ngưỡng, tâm linh quan trọng của cộng đồng người Chăm mà còn là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá, chiêm ngưỡng.

Phong phú kiệt tác kiến trúc

Với bề dày lịch sử và văn hóa, Khánh Hòa được mệnh danh là "xứ sở của những ngọn tháp cổ" nổi tiếng như: Tháp Bà Pô Nagar, tháp Hòa Lai, tháp Pô Klong Garai và tháp Pô Rome. Với tài năng, sự sáng tạo, cộng đồng người Chăm xưa đã kết hợp hài hòa, tinh tế giữa kiến trúc và điêu khắc, cùng nhiều phong cách nghệ thuật phản ánh những giá trị đặc trưng trên các phương diện lịch sử, văn hóa đặc sắc, thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu, du khách.

Khám phá vẻ đẹp di sản các tháp Chăm ở Khánh Hòa - Ảnh 1.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar (phường Bắc Nha Trang, Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Trong số đó, 2 quần thể tháp Chăm nổi bật nhất là tháp Pô Klong Garai, tháp Bà Pô Nagar, mỗi nơi mang vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Tọa lạc trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, tháp Pô Klong Garai là quần thể gồm 3 tháp: Tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV để thờ vua Pô Klong Garai (1151 - 1205), vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi tại địa phương và giúp người dân làm ăn.

Điểm nhấn của quần thể là tháp Chính, với chiều dài 13,8m, rộng 10,7m và cao 20,5m. Trải qua bao thăng trầm của thời gian với thời tiết khắc nghiệt, tháp Pô Klong Garai vẫn giữ được những đường nét tinh tế, sắc sảo, đặc biệt, màu gạch nung đỏ sẫm và kỹ thuật xây dựng đặc biệt, nơi các viên gạch kết dính với nhau một cách kỳ diệu mà đến nay vẫn chưa được giải mã, càng làm tăng thêm vẻ huyền bí và trường tồn của công trình.

Tháp Pô Klong Garai là trung tâm của nhiều sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa. Nổi bật nhất là Lễ hội Katê diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm, thu hút đông đảo người dân, du khách cùng lên tháp dâng lễ và vui đón lễ hội. Đây được xem là cụm tháp còn tồn tại tương đối nguyên vẹn và đẹp nhất trong số các đền tháp Chăm còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai cùng với tháp Hòa Lai đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt (năm 2016) và Tượng thờ vua Pô Klong Garai được công nhận Bảo vật Quốc gia (năm 2024).

Soi bóng xuống dòng sông Cái hiền hòa, tháp Bà Pô Nagar trên đồi Cù Lao (phường Bắc Nha Trang) là điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Di tích có niên đại từ thế kỷ VIII đến XIII, được xây dựng để thờ nữ thần Pô Nagar (Thiên Y A Na Thánh Mẫu) - vị thần bảo hộ cho đất đai và cuộc sống của người dân.

Quần thể kiến trúc ban đầu khá đồ sộ, bao gồm tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Mặc dù chỉ còn lại các công trình ở hai mặt bằng do những biến động lịch sử, tháp Bà Pô Nagar vẫn giữ được vẻ đẹp và sự linh thiêng. Nổi bật là kiến trúc Mandapa với 4 hàng cột gạch bát giác (10 cột lớn bên trong và 12 cột nhỏ bao quanh) cùng khu đền tháp gồm tháp Đông Bắc (tháp Chính), tháp Nam, tháp Đông Nam và tháp Tây Bắc.

Trong đó, tháp Chính, cao khoảng 23m, là nơi thờ phụng nữ thần Pô Nagar, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng Chăm và Việt tại Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ. Mới đây, ngày 10/7, Di tích tháp Bà Pô Nagar chính thức đón nhận Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Bên cạnh giá trị di sản văn hóa vật thể của quần thể di tích, còn có giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đặc sắc thông qua Lễ hội tháp Bà Pô Nagar diễn ra ngày 20 - 23/3 âm lịch hàng năm.

Khám phá vẻ đẹp di sản các tháp Chăm ở Khánh Hòa - Ảnh 2.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Pô Klong Garai (phường Đô Vinh, Khánh Hòa) là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Một điểm đặc biệt nhất của tháp Bà Pô Nagar cũng như nhiều đền, tháp Chăm khác là kỹ thuật xây dựng bằng gạch nung xếp khít đến mức gần như không thể nhìn thấy mạch vữa. Kỹ thuật này tạo nên sự vững chãi đáng kinh ngạc, thách thức thời gian và bao biến cố lịch sử. Các đường nét chạm khắc trên các tháp Chăm hiện nay dù không còn nguyên vẹn hoàn toàn, vẫn cho thấy sự tinh xảo, sống động với các hình ảnh thần linh, vũ nữ, linh vật... thể hiện đậm nét tín ngưỡng Ấn Độ giáo sâu sắc đối với văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm.

Anh Mai Đại Cường, du khách đến từ Ninh Bình chia sẻ cảm nhận khi cùng gia đình tham quan tháp Bà Pô Nagar: "Đây là lần đầu tiên tôi đến Nha Trang và được tham quan khu di tích Tháp Bà Pô Nagar. Tôi thấy đây là một di tích kiến trúc rất đặc biệt bởi vì trong kiến trúc xây dựng của người Chăm còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa khám phá ra được. Tôi cảm thấy rất thú vị khi đi tham quan tìm hiểu về lịch sử của các tháp Chăm cũng như quá trình mà Nhà nước bảo tồn di tích đặc biệt này".

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Hòa thông tin, hệ thống di sản văn hóa, đặc biệt là các đền tháp Chăm, không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Chăm và người dân địa phương mà còn là tài sản quốc gia. Chính quyền, cộng đồng địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các dự án phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Song song đó, nhiều chương trình du lịch văn hóa hấp dẫn đã được xây dựng và tổ chức tại các tháp, thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị di sản, qua đó, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm ở địa phương.

Để phát huy tối đa giá trị của di sản các tháp Chăm, địa phương đầu tư nghiên cứu, xây dựng nhiều chương trình tạo điểm nhấn cho các tour tham quan. Điển hình là việc mời các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đến tháp Pô Klong Garai trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm cho du khách xem và trải nghiệm thực tế. Vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ Tết, các chương trình biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm cũng được tổ chức phục vụ du khách.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư xây dựng hai chương trình nghệ thuật bao gồm: "Lung linh xứ Trầm", chương trình "Trăng soi dáng Tháp", trình diễn định kỳ vào ngày 1 và 15 âm lịch hằng tháng thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến tham quan, thưởng thức.

Khám phá vẻ đẹp di sản các tháp Chăm ở Khánh Hòa - Ảnh 3.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar (phường Bắc Nha Trang, Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Ngoài ra, các tháp Chăm còn là địa điểm "check-in" lý tưởng với những góc ảnh đẹp và độc đáo, đặc biệt khi du khách lựa chọn trang phục truyền thống của đồng bào Chăm. Du khách khi đến Khánh Hòa không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đền tháp độc đáo mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Chăm. Với nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, các tháp Chăm không chỉ là công trình kiến trúc cổ kính mà còn là "bảo tàng sống" kể câu chuyện về một nền văn hóa rực rỡ và trường tồn với thời gian.

Tin cùng chuyên mục

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

Mùa Hè năm nay, công viên giải trí Disneyland tại miền Nam California (Mỹ) rộn ràng trong không khí lễ hội kéo dài nhiều tháng nhân dịp tròn 70 năm thành lập, đánh dấu hành trình kỳ diệu của “nơi hạnh phúc nhất thế giới”.

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Tỉnh Lào Cai hiện có 56 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa phi vật thể.

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, ngành đường sắt Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ bán vé tàu hỏa Liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga đường sắt trên toàn quốc, thay vì phải trực tiếp đến tại một số ga như: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang, Đồng Đăng để mua vé.

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp xã giao Nhà sản xuất phim Rahul Bali - Giám đốc điều hành Công ty Innovations India, Ấn Độ, nhà sản xuất chính của Dự án hợp tác điện ảnh Việt Nam - Ấn Độ đầu tiên mang tên "Love in Vietnam".

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Giải thưởng Du lịch Telegraph tiếp tục vinh danh Cape Town của Nam Phi là "Thành phố tốt nhất thế giới" trong năm 2025. Đây là năm thứ 7 Cape Town được nhận danh hiệu này.

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.

Tin mới nhất

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

Mùa Hè năm nay, công viên giải trí Disneyland tại miền Nam California (Mỹ) rộn ràng trong không khí lễ hội kéo dài nhiều tháng nhân dịp tròn 70 năm thành lập, đánh dấu hành trình kỳ diệu của “nơi hạnh phúc nhất thế giới”.

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Tỉnh Lào Cai hiện có 56 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa phi vật thể.

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, ngành đường sắt Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ bán vé tàu hỏa Liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga đường sắt trên toàn quốc, thay vì phải trực tiếp đến tại một số ga như: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang, Đồng Đăng để mua vé.

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp xã giao Nhà sản xuất phim Rahul Bali - Giám đốc điều hành Công ty Innovations India, Ấn Độ, nhà sản xuất chính của Dự án hợp tác điện ảnh Việt Nam - Ấn Độ đầu tiên mang tên "Love in Vietnam".

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Giải thưởng Du lịch Telegraph tiếp tục vinh danh Cape Town của Nam Phi là "Thành phố tốt nhất thế giới" trong năm 2025. Đây là năm thứ 7 Cape Town được nhận danh hiệu này.

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Từng là một ngôi làng nhỏ yên bình nằm ven hồ Brienz ở bang Bern (Thụy Sĩ), Iseltwald thời gian gần đây đã trở thành điểm đến thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế.

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài lần đầu tiên xác lập một khung nội dung truyền thông thống nhất với trọng tâm là hình ảnh quốc gia năng động, sáng tạo, giàu bản sắc.