'Kẻ mạo danh' - Hội chứng khiến người thành công vẫn cảm thấy bất tài và 8 cách giúp bạn nhận ra giá trị bản thân

10/11/2022 10:36 GMT+7

'Kẻ mạo danh' - Hội chứng khiến người thành công vẫn cảm thấy bất tài và 8 cách giúp bạn nhận ra giá trị bản thân

Hội chứng kẻ mạo danh là một cảm giác khiến bạn nghi ngờ vào năng lực bản thân và cảm thấy đơn độc tại nơi làm việc hoặc trường học. Vậy làm sao để vượt qua tình trạng này?

"Tôi nghĩ mình không xứng đáng kiếm được từng ấy tiền. Tôi thấy mình không đủ giỏi để đạt được những gì mình đang có. Tôi biết rằng một ngày nào đó mình sẽ làm hỏng tất cả", đây là những ý niệm thường trực trong đầu Julia Carpenter, một phóng viên tài chính của Wall Street Journal khi cô mở tài khoản ngân hàng của mình.

Trên thực tế, cô không có bất cứ lý do gì để nghĩ về những điều tiêu cực như vậy. Carpenter không nợ nần, sở hữu một khoản tiết kiệm, có công việc ổn định, đủ khả năng chi trả cho cho những sở thích như du lịch, ăn uống. Dù vậy, ý tưởng "mình không xứng đáng với thành công hiện tại" vẫn kéo đến.

Julia là một nhiều người trẻ mắc "hội chứng kẻ mạo danh" (impostor syndrome), tức là thường xuyên cho rằng thành công đạt được chỉ do may mắn, thay vì trình độ hay tài năng thực thụ.

Hội chứng kẻ mạo danh đề cập đến trải nghiệm nội tại khi bạn cho rằng bản thân không tài giỏi, thông minh như những gì người khác nghĩ về bạn. Mặc dù định nghĩa này thường được áp dụng trong phạm vi trí thông minh và thành tích, nhưng nó cũng có liên quan đến chủ nghĩa hoàn hảo và bối cảnh xã hội.

Hiểu một cách đơn giản, khi mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn luôn cảm thấy mình là kẻ kém cỏi, thất bại trong ở vài lĩnh vực trong cuộc sống mặc cho bạn đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể trong những lĩnh vực đó.

Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng bởi các nhà tâm lý học Suzanna Imes và Pauline Rose Clance vào những năm 1970. Ban đầu, khi khái niệm Imposter Syndrome được giới thiệu, nó được áp dụng chủ yếu với những người phụ nữ thành công nhưng không cảm thấy xứng đáng với các thành tích của họ. Kể từ đó, thuật ngữ trên đã được công nhận và sử dụng rộng rãi hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng kẻ mạo danh, bao gồm từ địa vị xã hội, nền tảng công việc, đến kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn.

Dù không phải một chẩn đoán chính thức được liệt kê trong Phân loại Tiêu chuẩn Các rối loạn Tâm thần (DSM), các nhà tâm lý học thừa nhận đây vẫn là dạng tự nghi ngờ về trí tuệ rất thực tế và cụ thể. Hội chứng kẻ mạo danh thường đi kèm với lo lắng và trầm cảm, nghĩa là bạn cảm thấy thiếu tự tin, luôn lo lắng về cách người khác đánh giá về bạn. Hội chứng kẻ mạo danh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sức khỏe tâm thần, tạo ra một vòng luẩn quẩn khó thoát.

'Kẻ mạo danh' - Hội chứng khiến người thành công vẫn cảm thấy bất tài và 8 cách giúp bạn nhận ra giá trị bản thân - Ảnh 1.

Người mắc chứng kẻ mạo danh luôn cảm thấy không hài lòng với những thành quả mình đạt được - Ảnh: Insider

Theo Tạp chí Nội khoa Tổng quát, có tới 82% người gặp hiện tượng này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Hội chứng kẻ mạo danh ảnh hưởng đến người dân ở mọi tầng lớp, giới tính, từ phụ nữ, nam giới, sinh viên y khoa, giám đốc tiếp thị, diễn viên, giám đốc điều hành,...

5 loại kẻ mạo danh

Không phải tất cả những ai mắc hội chứng kẻ mạo danh đều giống nhau. Một chuyên gia về hội chứng này, Tiến sĩ Valerie Young nhận ra rằng có 5 loại kẻ mạo danh điển hình.

Người cầu toàn

Người cầu toàn thường tập trung vào cách thức hoàn thành một việc gì đó và họ muốn nhận được hiệu quả 110% từ bất kỳ dự án hoặc nhiệm vụ nào. Một khi các tiêu chuẩn này không được đáp ứng, hội chứng kẻ mạo danh sẽ bắt đầu xuất hiện.

Nếu bạn là một người cầu toàn, những đặc điểm này có thể đúng đối với bạn:

- Bạn luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất với bản thân.

- Đôi khi bạn bị mọi người cho mình là một người quản lý vi mô.

- Ngay cả khi có một bài thuyết trình thành công, bạn vẫn sẽ cảm thấy thất vọng chỉ vì quên đi một chi tiết nhỏ.

- Bạn luôn đặt mục tiêu ở mức cao nhất; bất cứ điều gì khác đều là một thất bại.

Thiên tài bẩm sinh

Bạn có nghĩ mình phải luôn thông minh, tiếp thu nhanh hay vượt trội hơn về mọi thứ mình được dạy không? Vậy thì có thể, bạn là một thiên tài bẩm sinh.

Những người làm việc chăm chỉ, có thành tích cao và cầu toàn thường có xu hướng cảm thấy mình giống những kẻ lừa đảo nhất. Những thiên tài bẩm sinh có xu hướng nhìn vào những ưu điểm trong lĩnh vực của họ và tự hỏi: Tại sao mình vẫn chưa đạt được điều này?

Họ thường không nhận ra rằng có một quá trình được gọi là học tập đưa một người đi từ bước khởi đầu đến khi đạt được trình độ chuyên nghiệp. Chính vì vậy, khi đối mặt với thất bại, họ thường nghi ngờ về năng lực của mình.

Những thiên tài bẩm sinh có chung những đặc điểm sau:

- Họ tin rằng mọi người sinh ra đều có đủ tài năng và kỹ năng cần thiết.

- Họ dễ thất vọng và có thể nhanh chóng thay đổi sở thích.

- Họ thấy rằng mọi người xung quanh đều thành công, trong khi mình là người duy nhất thất bại.

Chuyên gia

Các chuyên gia thường nỗ lực để ngày càng có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như giải thưởng hơn. Ngay cả khi họ có được sự thành công và nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, họ vẫn nghĩ rằng những điều đó là chưa đủ.

Trên thực tế, thuật ngữ "hiện tượng kẻ mạo danh" được sử dụng lần đầu vào năm 1978 để kiểm tra những phụ nữ có năng lực chuyên môn giỏi, nhưng lại liên tục cảm thấy mình kém cỏi và chỉ đang đánh lừa người khác.

'Kẻ mạo danh' - Hội chứng khiến người thành công vẫn cảm thấy bất tài và 8 cách giúp bạn nhận ra giá trị bản thân - Ảnh 2.

Người mắc chứng kẻ mạo danh luôn cố gắng để trở nên hoàn hảo vì muốn làm hài lòng người khác - Ảnh: Insider

Các chuyên gia sẽ luôn cố gắng để trở nên hoàn hảo vì muốn làm hài lòng người khác. Họ cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh bởi suy nghĩ rằng ngoài kia sẽ luôn có ai đó tốt hơn mình.

Nếu bạn thuộc kiểu người này, bạn có thể có những biểu hiện sau:

- Bạn có xu hướng chuẩn bị đầy đủ cho mình bằng cách tìm hiểu kỹ các sách, khóa học, khóa đào tạo, v.v. trước khi thực hiện một dự án hoặc bài thuyết trình lớn.

- Bạn sẽ không nộp đơn xin việc khi cảm thấy bản thân không đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn.

- Ngay cả khi bạn đã giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực của mình trong nhiều năm, bạn vẫn cảm thấy mình chưa đủ kinh nghiệm.

Người theo chủ nghĩa cá nhân

Người theo chủ nghĩa cá nhân tin rằng họ có thể tự mình làm mọi thứ và thích làm mọi việc mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ. Đối với họ, hỏi người khác là một biểu hiện của sự yếu đuối. Và rốt cuộc, họ vẫn không biết mình đang làm gì sao?

Là một người theo chủ nghĩa cá nhân, bạn sẽ:

- Cảm thấy như mình cần thêm thời gian để chuẩn bị

- Thích làm việc cá nhân hơn làm việc nhóm

- Không yêu cầu sự giúp đỡ, ngay cả khi bạn cần nó

Người phụ nữ/người đàn ông siêu phàm

Những người này thường thích đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Họ rất khó để nói lời từ chối và thường làm việc chăm chỉ hơn đồng nghiệp của mình. Một nữ hay nam siêu nhân thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc, thậm chí đến mức kiệt sức.

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của kiểu người này:

- Bạn phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, nào là việc nhà, việc học, công việc chính, công việc phụ, v.v.

- Bạn thường phải làm việc ngoài giờ, thậm chí là vượt quá giờ làm việc bình thường của nhóm.

- Bạn bỏ bê bạn bè, gia đình hoặc sở thích của mình để có thể làm việc nhiều hơn.

8 cách để chống lại hội chứng kẻ mạo danh

Dưới đây là 8 cách để chống lại hội chứng kẻ giả mạo và nhận ra giá trị bản thân của bạn.

Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc

Hội chứng kẻ mạo danh có thể khiến bạn cảm thấy như mọi người khác đều có cuộc sống hoặc công việc của họ, trong khi bạn là người duy nhất đang gặp khó khăn. Nhưng cảm giác này thực sự phổ biến. có khoảng 7 người trong số 10 người sẽ gặp phải hội chứng mạo danh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

Và không chỉ bạn, có nhiều yếu tố xã hội lớn hơn có thể khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng kẻ mạo danh cao hơn. Một đánh giá năm 2019 về 62 nghiên cứu cho thấy hội chứng mạo danh đặc biệt phổ biến đối với những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.

Nói về vấn đề này với những người khác

Nói chuyện với những người mà bạn tin tưởng có thể giúp bạn trấn an về giá trị của mình. Nếu bạn nói về những khuyết điểm của mình một cách riêng tư thì bạn có thể tự đưa mình vào vòng xoáy của sự thiếu tự tin. Nhưng nhìn ra bên ngoài có thể giúp bạn nhìn mọi thứ thực tế hơn.

Ngoài ra, cởi mở về nỗi sợ hãi của bạn cũng có thể khuyến khích tính dễ bị tổn thương từ người bạn đang trò chuyện. Đôi khi, có những tuy có vẻ ngoài tự tin nhưng vẫn có những suy nghĩ nghi ngờ bạn thân giống như bạn.

Nhưng hãy chọn người mà bạn có thể tin tưởng và trò chuyện, nên đảm bảo chọn một người mà bạn cảm thấy đồng cảm và thấu hiểu. Nếu không, họ có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn khi nói với bạn rằng cảm xúc của bạn không có giá trị.


Chờ đến khi bạn thực sự thích nghi

Hội chứng kẻ mạo danh có thể biến mất khi bạn quen với công việc hoặc trường học hơn. Nhưng trong khi chờ đợi, bạn có thể cần phải tỏ ra tự tin ngay cả khi không phải lúc nào bên trong bạn cũng cảm thấy như vậy.

Bạn có thể cần thúc đẩy bản thân phát biểu trong các cuộc họp và chia sẻ ý kiến của mình cho đến khi điều này trở nên tự nhiên hơn.

Nhìn vào những bằng chứng về năng lực của bạn

Những người cảm thấy giống như những kẻ mạo danh thường chỉ tập trung vào những bằng chứng ủng hộ cảm xúc kẻ mạo danh của họ. Bạn có thể bị ám ảnh bởi một lỗi đánh máy trong báo cáo của mình hoặc một điểm bạn quên thực hiện trong bản trình bày của mình.

Bạn nên buộc bản thân nhìn thấy tất cả những điều bạn đang làm tốt. Liệt kê những thành công của bạn cùng với những suy nghĩ tích cực. Hãy làm việc để khẳng định bản thân từ bên trong.

Chấp nhận sai lầm và thất bại

Nguồn gốc phổ biến và cốt lõi của hội chứng kẻ mạo danh là một định nghĩa không thực tế, không bền vững về năng lực. Bạn có thể tự nói với mình rằng bạn không phải là một nghiên cứu sinh thực sự trừ khi bạn đạt điểm A + trên mọi bài kiểm tra, hoặc bạn không phải là một nhà văn thực thụ trừ khi cuốn sách đầu tiên của bạn là một cuốn sách bán chạy nhất.

Bạn không thể vượt qua hội chứng kẻ mạo danh cho đến khi bạn chấp nhận rằng sai lầm và thất bại là một phần của quá trình để phát triển.

'Kẻ mạo danh' - Hội chứng khiến người thành công vẫn cảm thấy bất tài và 8 cách giúp bạn nhận ra giá trị bản thân - Ảnh 3.

Hãy chấp nhận những thất bại của bản thân - Ảnh: Insider

Đối mặt với những nghi ngờ bản thân

Cách duy nhất để ngừng cảm thấy như một kẻ mạo danh là ngừng suy nghĩ như một kẻ mạo danh. Điều quan trọng là phải nắm bắt được chính mình khi bạn có suy nghĩ như "Tôi không đủ tốt" và thách thức những giả định của chính bạn.

Hãy chú ý đến những gì bạn đang nói với chính mình, các chuyên gia khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

- Suy nghĩ này giúp ích hay cản trở tôi?

- Suy nghĩ này có đúng không?

- Có một sự thật khả thi khác không?

Gặp bác sĩ trị liệu

Nếu hội chứng mạo danh của bạn tồi tệ đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hội chứng này khiến bạn bị stress, cảm thấy bị cô lập... Do đó bạn có thể muốn tìm đến một bác sĩ tâm lý hay một chuyên gia trị liệu.

Tìm một người cố vấn

Tìm một người cố vấn trong lĩnh vực của bạn có thể giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về sự tiến bộ của mình. Người cố vấn cũng có thể đóng vai trò là một ví dụ cho sự hiểu biết thực tế về năng lực và phản ứng lành mạnh đối với thất bại, sai lầm, những lời chỉ trích mang tính xây dựng và nỗi sợ hãi.

Nếu bạn cảm thấy mình không thuộc về nơi làm việc, việc tìm một người cố vấn chia sẻ danh tính hoặc xuất thân của bạn có thể đặc biệt hữu ích. Ví dụ: Bạn có thể kết nối với một chuyên gia cùng lĩnh vực, hoặc giáo viên cố vấn của môn học mà bạn đang theo đuổi.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm