(TT&VH) - Chén thuốc độc đánh dấu sự ra đời của kịch nói Việt Nam năm 1921, song thực tế, trước thời điểm được coi là “Km 0” đó hơn 1 năm, kịch nói Pháp đã “du nhập” vào VN, chạm vào “tính sĩ diện dân tộc” của người Việt... Đó là những thông tin từ cuộc tọa đàm về Sự du nhập, hình thành kịch nói ở Việt Nam vừa diễn ra hôm 7/12 tại Hà Nội.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, người đầu tiên mang kịch nói về Việt Nam là học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Những sự khởi đầu trước năm 1921
Nhà viết kịch Vũ Đình Long
Năm 1906, Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp (để tổ chức gian hàng Bắc Kỳ tại Hội chợ thuộc địa ở Marseille) và được thưởng thức kịch nói Pháp. Ông đã rất thích thú: Tại sao lại có một hình thức kịch như thế này, ta đã có nhiều thể loại sân khấu truyền thống rồi, tại sao không lấy những cái hay này về mà dùng, mà xem tiếp.
Ngay hôm sau, ông viết thư cho Phạm Duy Tốn nói về cảm giác của ông khi rời khỏi nhà hát opera: Tôi choáng váng vì có một loại hình sân khấu hay như thế. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhận thức được các loại hình sân khấu của Việt Nam đều ở dạng kịch hát, kịch bản gần như chỉ ở dạng đề cương chi tiết, muốn dựng một vở kịch trên sân khấu, toàn bộ công nghệ sân khấu phải bắt đầu từ kịch bản văn học.
Về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh bắt tay ngay vào việc phải dịch những tác phẩm kịch sân khấu kinh điển của Pháp sang tiếng Việt Nam, cho đăng chùm hài kịch của Moliere: Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng, Lão hà tiện... liền nhiều kỳ trên Đông Dương Tạp chí của mình.
Vở kịch nói đầu tiên ở Việt Nam là vở Người bệnh tưởng của Moliere diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 25/4/1920. Đây là một hoạt động của Hội Khai trí Tiến Đức do một cặp vợ chồng người Pháp dàn dựng, diễn viên là người Việt, diễn bằng tiếng Việt do Nguyễn Văn Vĩnh dịch. Vở diễn này gây kinh ngạc cho khắp giới Tây học ở Hà Nội. Sau đó Hội Khai trí Tiến Đức tiếp tục dựng vở Trưởng giả học làm sang tạo nên một làn sóng sùng bái văn hóa Pháp ở phương diện kịch nghệ, nhất là đối với công chúng trẻ tuổi. Công chúng Hải Phòng và các thành phố khác cũng nhanh chóng yêu thích kịch nói. Những người làm sân khấu Việt buộc phải suy tư là tại sao có một sân khấu kỳ lạ như vậy mà mình không làm.
Với “tính sĩ diện dân tộc”, người Việt Nam muốn có sân khấu của mình, viết bằng tiếng Việt, do người Việt viết, do người Việt dựng, do người Việt diễn và cho người Việt xem. Nhiều vở diễn của người Việt được dàn dựng, như Ai giết người của Tô Giàng (diễn tháng 4/1920), Già kén kẹn hom của Phạm Ngọc Khôi (7/1920), Mảnh gương đời của Trần Tuấn Khải (5/5/ 1921), Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (22/10/1921).
Chén thuốc độc vẫn là vở kịch nói đầu tiên
Tuy đã có một số vở kịch được diễn trước đó, song Chén thuốc độc của Vũ Đình Long được xem là vở diễn đầu tiên của kịch nói Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên Việt Nam có một vở kịch viết đúng chuẩn mực kịch phương Tây, diễn tả, theo sát hình thái, cảnh tình các vấn đề xã hội đương thời, chứ không đi theo lối ước lệ của tuồng chèo. Vì thế, ngày công diễn vở kịch, 22/10/ 1921 vẫn được xem là ngày khai sinh ra sân khấu kịch nói Việt Nam.
Sau đó, một loạt sáng tác kịch khác được hình thành. Nhưng kịch nói vấp một khâu quan trọng, chính là khâu đạo diễn. Đạo diễn ở nước ngoài được đào tạo trường lớp chính quy trong khi tất cả những người mong muốn có một nền kịch Việt Nam đều tự học. Người tự học về nghề đạo diễn kịch đầu tiên, kéo tinh thần tài tử này trong suốt nửa đầu thế kỷ 20 là Thế Lữ. Thế Lữ chỉ dám tự gọi mình là nhà dàn cảnh, không dám nhận là đạo diễn. Cho đến năm 1945, mới có thế hệ đạo diễn đầu tiên được đào tạo bài bản tại Trung Quốc là Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi, Trần Hoạt, Ngô Linh. Diễn viên đóng các vở kịch hồi ấy cũng không phải là những diễn viên chuyên nghiệp, thường mượn của sân khấu tuồng, chèo. Trăn trở với kịch nói, Thế Lữ, người anh cả của sân khấu hiện đại, đã mạnh dạn tập hợp những văn nghệ sĩ có tiếng và có học thức như Song Kim, Khánh Vân, Vũ Đình Hòe, Võ Lan Tâm... để làm kịch. Sự nghiệp dư, tài tử của sân khấu kịch diễn ra trong một thời gian dài, cho tới khi Thế Lữ cùng với Phạm Văn Đôn, Trịnh Như Lương, Trần Đình Thọ lập Ban kịch Thế Lữ. Ban kịch Thế Lữ với sự tham gia, cộng tác của nhiều nghệ sĩ có tiếng, thi sĩ, người có học thức khiến cho tình hình sân khấu kịch Việt Nam sáng sủa, dần đi vào chuyên nghiệp. Từ năm 1942, Ban kịch Thế Lữ đã biểu diễn thường xuyên tại Nhà hát Lớn, với thù lao, chế độ, tổ chức ổn định. Sân khấu kịch được chuyên nghiệp từ đó.
Sáng 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông tin về vụ tai nạn đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mã hiệu QN 48-7105, xảy ra trên Vịnh Hạ Long vào chiều (19/7).
Triển lãm sách thường niên lần thứ 35 của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có chủ đề "Văn hóa ẩm thực và tương lai cuộc sống" diễn ra từ ngày 16-22/07/2025, với sự tham dự của hơn 770 gian hàng từ nhiều quốc gia.
Ngay sau khi trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường vụ lật tàu QN 7105 tại Quảng Ninh, sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3.
Quang Dương – tay vợt Việt kiều nổi bật trên đấu trường pickleball thế giới – ra mắt dòng sản phẩm giày thi đấu pickleball lần đầu tiên hợp tác với Wika.
Tối ngày 19/7, Chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024, đêm thi không chỉ là nơi hội tụ của sắc đẹp, trí tuệ và bản lĩnh sinh viên, mà còn là một bữa tiệc nghệ thuật đỉnh cao với sự đầu tư quy mô và cảm xúc.
Jannik Sinner đã kỷ niệm trận đấu Grand Slam thứ 100 trong sự nghiệp một cách ấn tượng khi đánh bại đối thủ lớn nhất – Carlos Alcaraz trong trận chung kết Wimbledon, qua đó giành danh hiệu Grand Slam thứ tư. Anh lập kỷ lục đặc biệt với danh hiệu mới nhất này.
Sáng 19/7, startup công nghệ do người Việt sáng lập - Brain-Life đã tổ chức buổi chia sẻ với truyền thông về sản phẩm Brain Life Focus+, một thiết bị đeo đầu thông minh đầu tiên tại Việt Nam giúp đo sóng não, nhận diện trạng thái não bộ và đưa ra các can thiệp cá nhân hóa.
Tối 19/7, Thanh Hằng xuất hiện rạng rỡ tại đêm chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với vai trò thành viên ban giám khảo - đánh dấu cột mốc ý nghĩa sau hành trình đồng hành xuyên suốt 4 tháng cùng cuộc thi.
Đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với chủ đề "Vẻ đẹp của sự thông minh" diễn ra tại Tp. HCM với ngôi vị cao nhất thuộc về Đặng Quỳnh Anh (SBD 379), sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội.
Trung vệ từng vô địch giải hạng Hai Áo, Adriel Tadeu Ferreira da Silva, sẽ khoác áo CLB bóng đá Hà Nội trong mùa giải 2025/26. Đội bóng Thủ đô vừa chính thức công bố bản hợp đồng này.
Bộ Thương mại Mỹ mới đây tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời 93,5% đối với graphite lớp anode, vật liệu chủ chốt trong sản xuất pin, nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi kết luận vật liệu này được Trung Quốc trợ giá không công bằng.
Chính phủ Thái Lan tăng cường các quy định quản lý nền tảng kỹ thuật số theo Luật Dịch vụ nền tảng kỹ thuật số (DPS) mới được ban hành nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các vụ gian lận trực tuyến và nâng cao trách nhiệm của các nhà phát triển nền tảng kỹ thuật số.
Vào lúc 9h20' ngày 20/7 (giờ địa phương, tức 8h20' sáng theo giờ Việt Nam), Cơ quan khí tượng thủy văn Hong Kong (Trung Quốc) đã nâng mức cảnh báo bão Wipha từ cấp 9 lên cấp 10.
Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 (Ban Chỉ đạo), chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ban Chỉ đạo để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Lionel Messi trở lại đầy ấn tượng với cú đúp bàn thắng cùng một pha kiến tạo đỉnh cao trong chiến thắng 5-1 của Inter Miami trước New York Red Bulls tại giải MLS.
XSMB 20/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 20/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.