Rác thải nhựa đang là vấn nạn môi trường không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Để bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cho cộng đồng, nhiều địa phương, đơn vị ở nước ta đã phát động các chương trình hành động “nói không” với rác thải nhựa, không sử dụng túi nilong và sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
Tuy nhiên, hằng ngày mỗi gia đình và toàn xã hội vẫn đang thường xuyên sử dụng loại túi này, dù đa số người dân vẫn ý thức được rằng, sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng một lần sẽ gây ra những hậu quả không tốt đối với sức khỏe và môi trường. Chính sự tiện dụng của các loại túi, đồ nhựa dùng một lần này đang khiến người dân sử dụng như một thói quen và thật khó để có thể thay thế.
Vì vậy túi nylon, đồ nhựa dùng một lần đang trở thành một mối họa lớn đối với môi trường toàn cầu, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Các nước phát triển trên thế giới không cấm nylon, nhựa dùng một lần, mà ứng dụng công nghệ, phát triển năng lực phân loại, xử lý rác thải và tái chế...
Ở Việt Nam hiện chỉ một phần nhỏ được thu gom, tái chế, còn lại được chôn lấp cùng với rác thải hoặc vứt bỏ khắp nơi và nước ta hiện được xếp trong Top các quốc gia dẫn đầu gây rác thải nhựa ra đại dương, với khoảng 1,83 triệu tấn/năm.
Đồ nhựa dùng một lần đựng đồ ăn và được bọc trong búi nilon. Sự tiện lợi này là rất khó có thể thay thế trong đời sống sinh hoạt của người dân. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Đâu đâu cũng thấy xuất hiện túi nylon bởi sự tiện lợi của nó trong đời sống hàng ngày của người dân. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Hai vị khách nước ngoài với cốc trà chanh đựng trong cốc nhựa dùng một lần mua trước cổng chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Từng túi nilon đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày chát chồng trên các xe rác chờ vận chuyển, điều nguy hiểm khi mà rác thải cũng được đựng bằng chính những túi nilon. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một cửa hàng bán đồ ăn vặt trên phố Hà Nội với hầu như 100% các mặt hàng được đựng trong núi nilon ngay cả khi hàng được bán ra cho khách. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một triển lãm về rác thải nhựa gây được sự quan tâm lớn của cộng đồng tại Hà Nội, với sự cảnh báo rất rõ ràng nếu như ta thờ ơ với rác thải nhựa thì nó sẽ là một cơn lốc xoáy đe dọa cuộc sống của con người trên toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một người đàn ông nhặt rác với túi nilon trên vai đựng nhiều chai nhựa mà ông nhặt được trên bờ biển Tây thuộc khu vực xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) để đem bán cho các cơ sở thu mua. Đây chỉ một phần nhỏ được thu gom, tái chế bởi những người nghèo khổ đi nhặt rác mưu sinh... số lượng lớn còn lại chủ yếu bị chôn vùi và trôi nổi ngoài môi trường. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Hình ảnh cây tre với đầy túi nilon mắc lại trên cành khi nước lũ rút đi trong trận ngập lịch sử ở Chương Mỹ (Hà Nội) năm 2018. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một cây sú vẹt với những túi nilon mắc lại khi thủy triều rút đi trên bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Đa Lộc và Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Bãi rác thải khổng lồ trên bờ biển đoạn giáp ranh cống thoát nước tưới tiêu qua xã Hưng Lộc và Đa Lộc huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Đây là nơi tập kết rác thải của mấy xã khu vực ven biển nhiều năm qua chặn lấp cống tiêu nước Ba Gồ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cảnh quan, sức khỏe người dân khu vực này. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một người bán đồ nhựa gia dụng đựng trong túi nylon cho khách trên phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Rác thải chủ yếu là túi nilon không thể phân hủy theo thời gian trên khu vực vờ biển xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Một chiếc xe đẩy hàng rong với lủng lẳng là những túi nylon. Sự tiện ích của túi nylon khiến cho nó có mặt tại mọi ngóc ngách trong đời sống của người dân, đây thực sự là một bài toán khó có lời giải cho chính quyền nếu như không có quy định và chế tài rõ ràng để hạn chế nó. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Người dân với những chiếc túi nylon trên tay đi ngang qua một của hàng bán đồ nhựa dùng một lần trên phố Hàng Chiếu, Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Một của hàng bán đồ uống đựng trong những hộp nhựa ngay trước cổng chợ Hôm, Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Sự tiện lợi của đồ nhựa dùng một lần chính là điều làm cho người dân ưa dùng. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Một phụ nữ vận chuyển túi nilon cung cấp cho các cửa hàng bán đồ trên khu vực phố cổ Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Việc sống chung với rác thải chủ yếu là nilon và đồ nhựa dùng một lần như là điều hết sức bình thường của người dân ở xã Đất Mũi, huyện Đất Mũi (Cà Mau). Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Một đoạn kênh đi qua chọ Hòn Me, Hòn Đất (Kiên Giang) với đầy ắp rác thải chủ yếu là túi nylon và đồ nhựa dùng một lần bị người dân xả ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).