Hình ảnh cảm nhận “sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”

20/05/2025 19:44 GMT+7 | Tin tức 24h

Từ nhiều năm nay, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng triệu loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người gây ra. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Nhân Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5 hãy cùng ngắm những hình ảnh để "Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững" như chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 2025.

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 1.

Đầm Vân Long, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách khu rừng đặc dụng Việt Nam và được công nhận là một khu Ramsar của Thế giới. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Vườn Quốc gia Xuân Thủy thuộc địa bàn huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong ảnh: Người dân khai thác thủy, hải sản dưới tán rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 3.

Rừng Kơ nia cổ thụ hàng trăm năm tuổi tại thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn (Bình Định) ví như “báu vật” của làng. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 4.

Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 5.

Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Vườn có hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Nhiều loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông). Ảnh: TTXVN phát

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 7.

Vườn Quốc gia Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) là một trong những khu bảo tồn dự trữ đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát. Ảnh: TTXVN phát

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 8.

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) hiện có 39 cây di sản có tuổi từ khoảng 200 - 450 tuổi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao tặng bằng công nhận. Ảnh: K GỬIH -TTVXN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 9.

Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích khoảng 5ha, có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Rú Chá hiện đã được tỉnh Thừa Thiên-Huế quy hoạch mở rộng diện tích lên 20 ha nhằm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển mô hình du lịch sinh thái trên vùng đầm phá Tam Giang. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 10.

Trên những cánh đồng ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đang có rất nhiều đàn chim, cò kéo về, tìm theo các kênh mương, thửa ruộng đang cạn nước hoặc ruộng lúa vừa xuống giống để kiếm ăn. Việc có nhiều đàn chim, cò kéo về kiếm ăn báo hiệu môi trường sinh thái ở địa phương này đang tốt dần lên (2020). Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 11.

Hệ sinh thái trong khu vực rừng ngập mặn tại Bình Định đa dạng và phong phú. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 12.

Cù lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 13.

Một góc Công viên đá nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 14.

Hệ sinh thái rong và cỏ biển thuộc Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: TTXVN phát

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 15.

Bãi rạn san hô thuộc Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: TTXVN phát

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 16.

Với giá trị đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) đang là điểm thu hút khách du lịch, các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam.. Trong ảnh: Xương rồng là cây đặc trưng chịu hạn ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 17.

Cây Vên Vên trên 100 năm tuổi trong Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Ảnh: Lê Đức Hoảnh-TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 18.

Hệ thực vật phong phú, đa dạng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 19.

Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” - Ảnh 20.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa, lịch sử và là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009. Trong ảnh: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Ảnh: TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm