(Thethaovanhoa.vn) Với trên 100 phiên bản châu phê, triển lãm "Thư pháp của các Hoàng đế nhà Nguyễn" giới thiệu tới công chúng những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các vua nhà Nguyễn trên châu bản.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức tọa đàm khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Triển lãm khai mạc vào sáng nay 3/1 tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) . Đây là sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3/1.
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính, chủ yếu được viết tay trên giấy dó bằng chữ Hán Nôm, trên văn bản hiện còn lưu bút tích phê duyệt bằng mực son của 10 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Họ phê duyệt trực tiếp trên Châu bản bằng mực son với nhiều hình thức phong phú như: Châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải... Mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp nhưng châu phê của các Hoàng đế trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu, bút son trên châu bản triều Nguyễn không chỉ đơn thuần ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà nội dung còn thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm về cách trị quốc, an dân khác nhau của mỗi vị Hoàng đế. Giai đoạn triều Nguyễn còn là một vương triều độc lập (1802-1884), nội dung phê duyệt của các hoàng đế trên châu bản thể hiện ý chí, quyền lực của người đứng đầu đối với mọi vấn đề của quốc gia.
Dưới đây là một số châu bản nổi bật trong số hơn 100 phiên bản tại triển lãm.
Vua Gia Long (1802-1820) phê duyệt trên châu bản không nhiều, chủ yếu là những văn bản có nội dung kê khai dân số của trường duyệt tuyển địa phương. Điều này thể hiện hoàng đế rất quan tâm đến vấn đề quân sự quốc phòng.
Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) đặc biệt quan tâm phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn với những nội dung liên quan đến việc củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền và tình hình nông nghiệp, đê điều.
Vua Thiệu Trị (1841-1847) là người yêu thích thơ ca, tính tình hiền hòa,
bởi vậy nên lời phê rất dung hòa, nhẹ nhàng tập trung chủ yếu
trên lĩnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân lao động
Vua Tự Đức (1848 - 1883) là người đặc biệt yêu thích thơ văn,chính vì vậy trên
rất nhiều văn bản, lời phê của nhà vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của hoàng đế Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị,
ngoại giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. .
Vua Đồng Khánh (1885-1888) là người hiền lành, thích đọc sách Kinh dịch và bói toán. Thời gian vua Đồng Khánh trị vì, tình hình chính sự trong nước không ổn định, nội dung lời phê trên Châu bản thể hiện quyền hành của Vua Đồng Khánh không vượt ra ngoài giới hạn của cung điện, chủ yếu về chi tiêu trong hoàng cung, thưởng phạt quan lại.
Thành Thái (1889 - 1907) là vị vua tiến bộ, yêu nước. Các hoàng tử, hoàng nữ con của ông đều phải học Pháp ngữ song song với Hán tự. Bản thân nhà vua cũng học tiếng Pháp để giao tiếp, ông còn cho mở trường Quốc học vào năm 1896 để đào tạo nhân tài có trình độ về văn minh phương Tây. Bút phê của ông trên Châu bản thể hiện sự quan tâm rất nhiều đến giáo dục, thi cử, nhất là việc học chữ Pháp.
Vua Duy Tân (1907-1916) phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn chỉ tập trung các vấn đề liên quan đến việc điều phái quan lại, công việc trong hoàng tộc, như vậy có thể thấy được quyền lực của nhà vua đối với các lĩnh vực trong xã hội bị hạn chế. Tuy nhiên, bút phê của nhà Vua trên bản tấu về việc in sách "Thực lục" và việc thi cử là minh chứng khẳng định vị vua này đã rất quan tâm tới việc biên soạn chính sử và nền giáo dục nước nhà.
Vua Khải Định (1916 - 1925) trong thời gian tại vị thì mọi quyền hạn đều do người Pháp nắm. Châu phê của ông chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thưởng phạt quan lại...
Vua Bảo Đại ( 1926 - 1945) là hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, sang Pháp du học từ nhỏ.Bút phê của ông là những việc liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).