(TT&VH) - Tại một cuộc hội thảo mới đây, nhiều người đã cho rằng căn bệnh tham nhũng tồn tại trong ngành giáo dục ở các khâu: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các phí ngoài quy định.
Tham nhũng ở khâu tuyển sinh đầu cấp là rất dễ thấy. Chẳng hạn như nạn chạy cho con vào “trường chuyên, lớp chọn”: các bậc cha mẹ hoặc không hiểu biết, hoặc bệnh “sĩ”, thích cho con được vào trường lớp “có số, có má”, nên đua nhau “cống nạp”, tiếp tay cho tham nhũng một cách vô ý thức.
Các khoản quỹ ngoài quy định được nhiều trường “biến báo” hợp pháp hóa bằng cách yêu cầu phụ huynh viết đơn “tự nguyện”, hoặc thu tiền thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Ai mà biết “ma ăn cỗ” như thế nào trong các khoản phí ngoài quy định đó. Còn việc dạy thêm học thêm thì sao?
Việc dạy thêm cần được tổ chức chặt chẽ, tránh biến tướng. Ảnh Bích Ngọc
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi
Gắn dạy thêm, học thêm với nạn tham nhũng, e chưa đúng người, đúng tội. Người dạy và người học tự giác hợp tác với nhau “hai bên cùng có lợi”. Bên “bán” kiến thức có lợi về kinh tế, bên mất tiền “mua” kiến thức. Cả hai đều vất vả, đổ mồ hôi, sức lực, tốn thời gian, chất xám, đặc biệt là ông thầy phải “bán sức lao động” của mình để kiếm tiền cải thiện đời sống.
Người thầy kiếm tiền bằng chính nghề nghiệp được xã hội công nhận, nên không có cơ sở pháp lý để “gọi tên” tham nhũng. Điều này cần phải được khẳng định. Nếu không, chúng ta sẽ làm cho cả thầy lẫn trò lúng túng trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn cũng là nhu cầu cần thiết của nhiều học sinh để nâng cao trình độ. Nhiều học sinh được các thầy dạy thêm, “bịt” được lỗ hổng kiến thức, tiến bộ trông thấy. Hơn nữa, dạy thêm học thêm ở các thành phố, huyện thị từ lớp 1 trở lên đã thành phong trào. Không lẽ coi 49% thầy trò dạy thêm, học thêm (theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT) là có liên quan đến... hành vi tham nhũng?
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi, càng không phải là tham nhũng. Cách đây vài chục năm, thời “bao cấp” cũng có dạy thêm. Đối tượng học thêm phân 2 loại: Loại giỏi được các thầy dạy giỏi bổi dưỡng để thi học sinh giỏi các cấp “bảo vệ màu cờ sắc áo”, mang vinh quang về cho trường; loại yếu kém “dưới trung bình” được các thầy bộ môn phụ đạo củng cố kiến thức cơ bản. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém đều do ban giám hiệu tổ chức, chỉ đạo chuyên môn và thu học phí và bồi dưỡng cho các thầy tham gia dạy thêm.
Tránh biến tướng
Thời “mở cửa”, nhiều trường học bị “cuốn theo chiều gió” theo cơ chế thị trường. Các phương pháp học “tủ”, ôn thi trọng tâm, các tài liệu được gọi là sách “tham khảo” giải bộ đề có sẵn thi nhau ra đời. Quan niệm của xã hội, thi tốt nghiệp phổ thông phải đỗ 100%, học xong phổ thông, con đường vào đời duy nhất phải qua giảng đường đại học... Nhưng nguyên nhân trên là miếng đất màu mỡ cho dạy thêm học thêm biến tướng “bung” ra, lấy giá trị đồng tiền làm mục đích.
Những thầy đã khẳng định “thương hiệu”, học trò đua nhau đến học, cũng tự nâng giá học phí lên cao ngất ngưởng. Nạn học thêm “qua loa” khá phổ biến ở các “lò” luyện thi. Giá cả có vẻ “bình dân”, đến lớp nghe 2 tiết nộp 50 nghìn đồng. Thầy cứ thao thao giảng, trò chép lia lịa, hiểu hay không thầy không cần biết. Có nơi công khai trương tấm biển “Luyện thi với các giáo sư, tiến sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thi đỗ mới lấy tiền”. Đúng là tiếp thị theo kiểu lang băm.
Thực tế, nhiều học sinh bỏ tiền thuê thầy dạy, họ tự coi mình là “thượng đế”, thầy là “người phục vụ”. Họ nhìn thầy bằng “nửa con mắt” và không còn “tôn sư trọng đạo”.
Chúng ta cần nhìn dạy thêm học thêm ở góc độ tích cực hơn. Hiện nay, việc này trở thành nhu cầu thật sự của số đông học sinh muốn nâng cao học lực. Do đó, không nên cấm dạy thêm học thêm hoàn toàn. Ngược lại, các cơ quan chức năng có trách nhiệm, cần thống nhất yêu cầu, quy chế cho việc dạy thêm, ban giám hiệu các trường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm để đảm bảo chất lượng. Đội ngũ thầy giáo tham gia dạy thêm cần sắp xếp, lựa chọn những thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lớp dạy thêm học thêm mới có kết quả khả quan và tồn tại được.
Tối 20/7/2025, tại Khu di tích lịch sử Nha Công an Trung ương, xã Minh Thanh, tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Giữ trọn lời thề-Bản hùng ca từ cội nguồn".
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 117/CĐ-TTg về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (bão Wipha).
Sau chiến thắng thuyết phục trước Carlos Alcaraz trong trận chung kết Wimbledon, Jannik Sinner đã chia sẻ góc nhìn của mình về sự khác biệt giữa anh và đối thủ người Tây Ban Nha.
Thủ thành Ederson đã đồng ý các điều khoản cá nhân với CLB Galatasaray, đội bóng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ và hiện tại đại diện của Super Lig đã bắt đầu đàm phán với Man City để thống nhất mức phí chuyển nhượng.
Indonesia đánh bại Thái Lan 3-2 trong trận đấu quyết định để giành chức vô địch chặng 2 SEA V.League 2025. Với kết quả này, tuyển Việt Nam chính thức giành ngôi á quân còn Thái Lan xếp thứ 3 chung cuộc.
Ngày 20/7, cơn bão Wipha đã càn quét các khu vực ven biển phía Nam Trung Quốc cùng hai Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau (Trung Quốc), gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và làm gián đoạn hệ thống giao thông.
Theo dự báo, bão số 3 (WIPHA) có tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14, đe dọa trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ; trong đó có Quảng Ninh.
Liverpool sắp chính thức cho ra mắt ngôi sao Hugo Ekitike sau khi đồng ý trả Frankfurt 95 triệu euro. Chúng ta cùng xem tiền đạo cao 1m91 này đặc biệt cỡ nào?
Liên quan đến tàu Vịnh Xanh 58, bị lật trên vịnh Hạ Long khi gặp dông lốc khiến 35 người chết, 4 người mất tích, 10 người bị thương và đã hồi phục sức khỏe, đại diện Sở Xây dựng Quảng Ninh cho biết, tàu còn đăng kiểm và có chất lượng an toàn đảm bảo cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Ngày 20/7, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến hết ngày 19/7, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 266.511 căn, trong đó, khánh thành 231.513 căn, đang khởi công, xây dựng 34.998 căn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 05, cấm biển từ 8 giờ ngày mai (21/7).
Lúc 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21.7 độ Vĩ Bắc; 112.2 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 473 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 11 (103-117 km/h), giật cấp 14.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 20/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng, gia đình chính sách được hỗ trợ nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại xã Bình Mỹ và phường Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Trận Việt Nam vs Campuchia diễn ra khi nào? Thethaovanhoa.vn cập nhật thông tin chi tiết về trận Việt Nam vs Campuchia thuộc vòng bảng giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025.
Ngày 20/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 4596/BNNMT-ĐĐ gửi 13 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 và mưa lũ.