24/05/2023 18:43 GMT+7 | Văn hoá
Khi vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023, Hoàng Nhật Quang (sinh 2012) đang học lớp 5A1, Trường TH&THCS Lê Quý Đôn, TP Lạng Sơn. Các môn học yêu thích của Quang là mỹ thuật và lịch sử. Quang bắt đầu vẽ tranh thường xuyên từ năm 9 tuổi, đến nay đã vẽ được khoảng 40 tranh hoàn chỉnh, trong đó có nhiều tranh khổ lớn.
Quan điểm sáng tác của Hoàng Nhật Quang: "Tất cả các sinh vật đều có linh hồn, ngay trong những thực thể sống, mỗi bộ phận nhỏ cũng sẽ có tiếng nói riêng".
Tính vốn tò mò
Hoàng Nhật Quang là người dân tộc Tày ở Lạng Sơn, từ nhỏ đã được tiếp xúc với hội họa, do bố (họa sĩ Hoàng Văn Điểm) và họa sĩ Cao Thanh Sơn có xưởng vẽ chung, nên thường đến xưởng chơi. Vốn có tính tò mò, thích khám phá, nên cậu thường cầm cọ và màu để vẽ. Khoảng 4 tuổi thì Quang đã hoàn thành những bức tranh đầu tiên trên giá vẽ. Lúc đó gia đình cũng chỉ nghĩ Quang vẽ vui chơi thôi, cũng chẳng để ý gì nhiều. Sau đó, Quang vẽ nhiều tranh màu sáp trên giấy. Để khuyến khích con, bố đã mua lại mỗi bức tranh con vẽ hoàn chỉnh là 10.000 đồng, xem như tiền quà vặt hàng ngày.
Mãi đến năm 9 tuổi, Quang mới vẽ những bức tranh khổ lớn hơn bằng chất liệu acrylic.
Hiểu được bản tính hiếu kỳ và có chút ngang ngang của con, Hoàng Văn Điểm thử đặt thêm thử thách qua mỗi bức vẽ. Nhưng rồi gia đình cũng khá bất ngờ, dù kích thước tranh to dần, thì Hoàng Nhật Quang vẫn vẽ rất nhẹ nhàng, vẽ như chơi, không có cảm giác choáng ngợp trước khổ tranh lớn, thậm chí còn yêu cầu tăng thêm. Gia đình thấy con còn nhỏ phải đứng trên ghế, trèo lên thang để hoàn thành những bức tranh 4 mét vuông thì cũng rất lo cho sự an toàn, nhưng thấy Quang quá yêu thích, nên đành chiều theo và nhắc nhở phải cẩn thận.
Hoàng Nhật Quang không có chuẩn bị ý tưởng hoặc phác thảo, có lúc đang chơi cùng bạn bè trong xóm thì chạy về vẽ hình bằng màu luôn, không cần dùng bút chì, tẩy, để phác hình. Tất cả các bức tranh của Quang được vẽ một cách tự do, bột phát ngay tại thời điểm vẽ. Hầu như rất ít phải chỉnh sửa.
Chủ đề trong tranh của Quang cũng rất tự do, không có định hướng, thích cái gì thì vẽ cái đó. Thi thoảng lên hình xong, thấy không ưng ý, thì dùng màu xóa toàn bộ, xong lại vẽ ý tưởng khác. Cách dùng màu của Quang lúc đầu cũng theo bản năng, dùng rất nhiều màu, nhưng sau khi được góp ý về màu sắc và hướng dẫn kỹ thuật vẽ acrylic, thì biết sử dụng ít màu hơn, theo gam màu nóng lạnh rõ ràng hơn, về kỹ năng tô màu và đi nét cảm cũng hợp lý hơn.
Về bố cục, Quang vẽ phóng khoáng, không theo quy củ gì cả. Vì Quang cũng chưa được học vẽ, mà chỉ cảm, nghĩ sao vẽ vậy.
Là bố và cũng là thầy dạy mỹ thuật, Hoàng Văn Điểm muốn đề cao sự tự do theo bản năng, nên cũng không dạy Quang về hình họa, bố cục. Chỉ góp ý khi thấy bức nào vẽ quá chật, quá rối thì bảo con xóa bớt, hoặc xóa đi vẽ bức mới. Góp ý vậy, còn Quang có nghe hay không, cũng không gò ép.
"Tôi sợ rằng nếu được học kỹ thuật quá bài bản lúc còn quá nhỏ, thì cách vẽ của con sẽ bị gò bó theo trường lớp" - Hoàng Văn Điểm nói.
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn sẽ công bố kết quả và trao giải vào dịp 1/6 tới. Tài trợ chính:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải. Đồng tài trợ: Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH True Milk)
Thường vẽ thêm mắt mũi, chân tay cho sinh động
Khi hỏi Quang vẽ gì trong tranh? Quang trả lời là "con không biết, con thích thì con vẽ thôi".
Nhưng khi xem tranh và quan sát hình, thấy Quang luôn muốn nhân hóa mọi thứ, muốn đưa tiếng nói vào các vật thể vô tri. Cho dù vẽ tĩnh vật hoặc những vật vô tri khác, Quang thường vẽ thêm mắt mũi, chân tay cho sinh động. Có những bức thì mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân, thân… vẽ cho giống người, nhưng cũng có những bức thì không.
Khi vẽ người, Quang cũng tự thêm vào tay chân, nếu thấy thích. Có lúc còn kết hợp tay người với tay rô-bốt, đôi khi kết hợp thêm những ký hiệu riêng biệt. Hoàng Văn Điểm kể: "Là họa sĩ, tôi cũng muốn gợi ý cho con, nhưng sau vài lần thấy con cãi lại, không muốn nghe theo, thì tôi hiểu rằng không thể áp đặt suy nghĩ, cách nhìn của mình, nên cứ để tự nhiên, chỉ có mặt khi con thực sự cần mình".
So với các bức acrylic đầu tiên, các bức sau này cho thấy Hoàng Nhật Quang đã biết phân tích gam màu, chồng màu nhiều lớp, biết tạo chất, tạo nhịp điệu màu, tạo sắc độ, biết đi nét... Hoàng Văn Điểm thỉnh thoảng cho con biết thêm về lịch sử mỹ thuật, dạy lồng ghép qua từng bức vẽ của con, hoặc khi có thời gian rảnh thì cho con xem tranh qua các thời kỳ.
Từ mỹ thuật nguyên thủy, mỹ thuật cổ đến các danh họa tiêu biểu cho những xu hướng nghệ thuật như cổ điển, tân cổ điển, ấn tượng, dã thú, trừu tượng, lập thể, siêu thực...; đến nghệ thuật đương đại của thế giới và Việt Nam. Để cho Quang có một cái nhìn sơ lược, ở mức độ làm quen, có thể không cần nhớ chính xác, nhưng đủ để hình dung và đủ tự tin.
"Chọn nghề thì sẽ tùy vào sở thích của con sau này, nhưng thâm tâm tôi vẫn muốn con tiếp tục đi theo con đường hội họa, bởi vì con đã có nền tảng của gia đình, cũng như thời gian con nghiên cứu và tiếp xúc từ nhỏ, có tiến bộ qua từng bức vẽ" - họa sĩ Hoàng Văn Điểm chia sẻ.
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển với sứ mệnh mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, xã hội và phát triển kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ. Hiện nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) là Tập đoàn công nghiệp đa ngành, có các Tập đoàn thành viên hoạt động trong những lĩnh vực: Ô tô, nông nghiệp; cơ khí và CNHT; đầu tư và xây dựng; thương mại, dịch vụ và logistics, có tính bổ trợ, tích hợp cao trong từng Tập đoàn và giữa các Tập đoàn thành viên và THACO.
Xuân quê hương 2025 – Trái tim Việt Nam là sự kiện giao lưu văn hóa Tết lớn nhất từ trước tới nay dành cho cộng đồng người Việt...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất