Đức Trí bây giờ không chỉ là nhạc sĩ, mà là ông bầu của nhiều ngôi sao. Cái thuở người ta quan tâm anh ta có bài nào mới không… để chờ nó thành hit đã xa. Bây giờ, người ta chờ anh ta có “gà” nào mới, chờ xem qua tay anh sẽ trở thành ngôi sao nào nay mai…
Tôi vốn là kẻ sợ áp lực
* Nếu tôi gọi anh là hit maker, anh tự tin với chức danh này chứ?
- Tôi sẽ từ chối mặc dù tôi vẫn có đủ tự tin để làm được điều này. Một khi mà cứ đặt ra một cái danh này nọ, tôi sẽ chịu áp lực lớn. Tạo hit là một việc tương đối khó và tôi không chủ động được nhiều.
* Viết tạo một bài hit và xây dựng một ca sĩ ngôi sao, có điểm gì chung?
- Khởi đầu tôi là một nhạc công, đánh đàn xong một bản phối thì hồi hộp chờ nghe lại bản thu. Rồi qua thời đó, tôi được giao cho làm hòa âm, ban nhạc đánh xong một bài cũng hồi hộp chờ nghe lại tổng phổ. Sau đó, lại nhảy sang sáng tác, viết xong một bài hát lại hồi hộp chờ nghe ban nhạc đánh, ca sĩ thu thanh ra anbum. Rồi tiếp tục được giao làm hẳn một anbum, vài tháng làm xong lại hồi hộp nhìn hiệu quả của nó với thị trường.
Và bây giờ là được làm sản xuất cho cả sự nghiệp của một ca sĩ, cảm giác cũng chẳng khác, vẫn là hồi hộp chờ thành quả của họ sau đó. Tấc cả các công việc tôi đã làm là những bậc thang kế tiếp nhau. Tôi cứ từng bước bước qua nó, trên một nền tảng được xây dựng từ lâu rồi. Đúng như anh nói, công việc viết hit hay đào tạo một ca sĩ thì cũng giống nhau cả, chỉ khác là quy mô và khối lượng công việc lớn hơn mà thôi.
* Bắt đầu từ bài hát đầu tiên – bài hit đầu tiên “Ta chẳng còn ai”. Anh phải cảm ơn Phương Thanh hay Phương Thanh phải cảm ơn anh đây?
- Tôi phải cảm ơn Minh Thuận. Khi đó tôi viết “Ta chẳng còn ai” không được ưng ý lắm vì cả phần nhạc và phần lời vẫn chưa được trau chuốt. Tôi không tự tin đưa ra, nhưng Minh Thuận xúi bằng được là để Phương Thanh hát. Tôi không nghĩ là bài này sẽ nổi vì tôi đã cho rằng nó dở!
Dường như anh không mặn mà với giọng ca này, dù Phương Thanh đụng đến bài nào của anh, thì bài đó cũng nổi tiếng. Bằng chứng là cả “Nếu như”, “Khi giấc mơ về” và “Vì em yêu anh” đâu phải anh viết cho Phương Thanh?
Đúng là những bài hát đó tôi đều không viết cho Phương Thanh. Tạo ra hit là cái duyên. Phương Thanh là một ví dụ như thế. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng chị ấy không hợp nhạc của tôi nhưng với 3 bài hát kia tôi không biết dành cho ai (“Khi giấc mơ về” thì tôi nhắm cho giọng Trần Thu Hà). Thì Phương Thanh lại làm mưa làm gió…
* Từ trường hợp của Phương Thanh, anh nghiệm ra điều gì trong việc sáng tác. Giọng ca đâu phải là thứ vũ khí tuyệt đối của những bài hit?
- Đúng, tôi đã rút ra điều này. Và tôi còn rút ra một điều nữa, mình viết nhạc phải để cho người nghe cảm nhận, chứ mình không thể áp đặt cái mình cảm nhận cho người nghe. Mà bài hát thì cần phải có người nghe. Đôi khi tôi cứ thắc mắc, sao tôi không thấy có cái gì ở bài hát này mà người ta lại thích nó đến thế. Hóa ra, lỗ tai nhạc sĩ là nghe theo chuyên môn chứ không nghe bằng cảm giác. Còn với khán giả, đơn thuần là cảm giác.
* Cũng một sản phẩm âm nhạc đầu tiên khác, chính anh đã tự tin khẳng định sẽ đưa Thanh Thảo lên hạng và kết quả đúng là như vậy. Do đâu anh tự tin vào điều đó khi năng lực của Thảo có hạn?
- Lúc đó cô ấy đã thành công ở nhiều sân khấu nhỏ hơn. Khi đó, tôi không chủ định làm cho Thanh Thảo thành công ở một mức độ cụ thể nào đó. Đơn giản, tôi chỉ nhận làm cho Thảo một album và đưa ra một ca khó như Thanh Thảo…Vậy áp lực lúc trình làng cụ thể của anh là gì?
Tôi vốn là kẻ sợ áp lực, dù tôi luôn phải đương đầu với nó, Chính vì mâu thuẫn này nên tôi đành phải lấy chính áp lực làm động lực làm việc. Áp lực của tôi là tôi luôn sợ người ta mong đợi ở những sản phẩm đó quá nhiều. Mà mong nhiều thì sẽ thất vọng nhiều. Chẳng thà mình được tự do, sắp xếp mọi thứ tự nhiên thoải mái. Mọi người đón nhận nó một cách bình thường, sẽ có những đánh giá công tâm và trung thực hơn theo đúng cảm giác của mình.
* Thảo bây giờ có đi đúng hướng anh chọn lựa ban đầu cho cô ấy không?
Thực ra tôi đâu có chỉ địch là cô ấy sẽ đi theo hướng nào đâu. Tôi chỉ là người đặt viên đá đầu tiên, rồi việc bước đi tiếp là của cô ấy. Đến đâu thì lại tiếp tục cố gắng, nỗ lực đến đó. Nghệ thuật là sự giao thoa, tôi không thể ép ai đi theo những con đường tôi vẽ ra. Nếu độc tài kiểu như vậy, tôi sẽ không bao giờ thành công.
Nhiều người như ếch ngồi đáy giếng
* Chuyến du học tại trường Berkee (Mỹ) của anh đúng thời điểm anh rời bỏ Thanh Thảo. Đó là một cuộc chạy trốn tình cảm hay là một kế hoạch sắp xếp trước?
- Hình như, người ta cứ thích tìm mọi cách để nói những điều chống lại tôi, nên tôi sẽ không bình luận những nhận xét kiểu này. Hơn ai hết, tôi là người biết những việc mình phải làm. Từ năm 1996, khi vừa tốt nghiệp ở nhạc viện, tôi đã hiểu rằng những gì mình đã được học là nhiều, thậm chí rất nhiều… nhưng chưa đủ để áp dụng vào nhạc nhẹ mà tôi đang làm. Mà nhạc nhẹ là thứ mà tôi thích, nhiều người thích, tất cả chúng tôi đều vừa làm vừa mày mò tìm hiểu sao cho đúng và hay.
* Chuyến du học này, đến giờ anh thấy mình được nhiều nhất là gì?
- Phải đi học và phải va chạm. Cái được nhiều nhất của tôi không phải là âm nhạc hay tư duy sáng tác gì hết, mà là con người xã hội của tôi. Sự va chạm đã làm tôi hiểu cái cách tại sao người ta thành công trong sáng tạo, trong nghệ thuật và cả trong các lĩnh vực khác. Tôi chọn đến Mỹ vì đó là một nền nhạc nhẹ bậc nhất, một nền công nghiệp âm nhạc. Tôi có cơ hội được gặp nhiều người tốt nhất trong lĩnh vực này để tiếp thu kiến thức. Cái mình được, không chỉ ở trong nhà trường mà còn ở ngoài xã hội, nó thay đổi con người và tư duy của mình. Và quan trọng nhất, là mối quan hệ của những người làm nghề với mình sau này, bạn bè chúng tôi giờ ở khắp nơi trên thế giới bắt đầu từ một ngôi trường.
* Nhưng ngược lại, chuyến du học có làm anh bỏ lỡ cơ hội nào không?
- Nếu tôi là một người sống bảo thủ, tôi sẽ khăng khăng giữ những cái mình đang có và không bao giờ chịu để mất nó. Nhưng tôi thuộc trường phái đối nghịch, không ngại bỏ đi những cái đã làm để đi tìm những gì mới mẻ phía trước. Điều đó phần nào đã thể hiện trong con đường hoạt động âm nhạc của tôi, nó cứ từ ô này qua ô khác. Nhưng tất cả vẫn có một từ khóa chung là “âm nhạc”.
* Vậy thì việc học tiếp, liệu anh có ngộ ra, mình đã làm sai điều gì đó trong nghề nghiệp?
- Không có gì sai cả, nhưng tôi cũng ngộ ra vài điều. Đó là nghệ thuật không thể tách rời sự kinh doanh. Kinh doanh này hiểu theo tiếng Anh là business, không chỉ có nghĩa đơn thuần là buôn bán mà nó lớn hơn, là một công việc bao hàm cả ý thức, sự sắp xếp công việc trong nó nữa. Nghệ thuật mà gắn liền và kết hợp tốt được với kinh doanh, nghệ sĩ mà có tố chất kinh doanh thì sẽ rất nghiêm túc và thành công.
* Nhiều người dèm pha về những chuyến học ngắn của nghệ sĩ… Anh bênh vực họ đi?
- Chuyện này có khác gì hình ảnh “Ếch ngồi đáy giếng”. Có những người chưa ra khỏi cổng làng, nhưng cứ nghe kể làng khác có gì là bĩu môi, có gì hay ho đâu mà phải đi. Có những người đi nơi khác, chỉ một ngày thôi về kể cho nghe vẫn bĩu môi, “ôi, chả có gì hay” .. “Chả có gì hay” nhưng vẫn cần phải đi, đi sẽ thấy, đi nhiều thấy nhiều, và đi ít không có nghĩa là không thấy. Tốt nhất là cứ đi đi đã.
Thế mạnh của tôi là sự đa dạng
* Có điều gì đặc trưng cho cả thế hệ sáng tác Sài Gòn bây giờ?
- Đây là một câu hỏi hơi lớn so với tôi. Tôi chỉ cảm nhận được rằng, có lẽ thế hệ sáng tác tụi tôi và trẻ hơn, đang viết vì mục đích chứ không tự nhiên viết. Mục đích đó là, tôi cần có tác phẩm, có người đang đặt bài, bộ phim này cần ca khúc… Kể ra sáng tác vì mục đích cũng có thể song hành trong con đường sáng tác. Nhưng tôi ngờ rằng, viết có mục đích đang ngày một nhiều vì nhu cầu thị trường. Đó là cái nguy hiểm vì mất cảm xúc, tác phẩm giờ được coi như món hàng.
* Nhóm bộ ba Tuấn Khanh, Đức Trí, Võ Thiện Thanh có thể nói là tiêu biểu cho thế hệ sáng tác mới ở Sài Gòn không?
Tôi cũng nghe lạ tai với kết luận này ghê. Thú thật, điểm trùng hợp của ba anh em tôi là 3 người bạn thường cà phê với nhau. Chúng tôi là 3 người cùng học nhạc viện, cùng mong mỏi muốn biết những kiến thức xa hơn nhạc viện. Chúng tôi mong là nhạc viện rộng hơn nữa, không chỉ là nhạc cổ điển (Tây phương và Việt Nam). Điểm chung nhất là chính ở chỗ, yêu cái nhạc viện này quá đi, chỉ mong sao nó ngày một rộng hơn. Chúng tôi không có sợi dây liên hệ nào khác ngoài cà phê. Có lẽ, nền tảng giáo dục giống nhau, tư duy trùng hợp nhau, cùng sau mê nhạc nhẹ… nhưng khác biệt nhất là tư duy sáng tạo, đặc biệt là sự thể hiện trong ca từ. Bởi lẽ chúng tôi mỗi người mỗi hoàn cảnh sống, va chạm xã hội khác nhau. Tôi đặc biệt nể Võ Thiện Thanh, trong ca từ anh ấy viết luôn có những cái nhìn xã hội tế nhị và nhân văn.
* Điều trăn trở nhất vào những năm 2000 của anh là gì – có gì khác biệt với 2 người bạn đồng môn?
- Có thể tôi không hiểu người khác đang nghĩ gì, nhưng riêng tôi lúc đó đã nghĩ, các bạn đã làm được nhiều, các anh, các chú đi trước cũng đã làm được nhiều điều. Còn ta làm gì cho nhạc pop Việt, sẽ làm khác gì với họ và sẽ đi về đâu?
* Vậy đến giờ, anh đã làm được gì – để tự hào với họ?
- Về sáng tạo, tôi chưa dám nhìn nhận cái gì vì ở tôi nó còn sơ khai. Nhưng về tổ chức sản xuất, tôi đã dám nói. Một trong những nguyên nhân thất bại của nhạc pop Việt Nam là ở khâu sản xuất và tổ chức sản xuất. Chúng ta hoàn toàn không dở ở bài vở, giọng ca hay hòa âm phối khí, mà chúng ta dở ở kỹ thuật, cách thực hiện một sản phẩm, dở trong âm thanh, dở về quan niệm về phong cách. Cho đến giờ, đó vẫn là điểm yếu nhất. Cái tôi có thể dám nhìn nhận là việc đó tôi đang từng bước làm tốt hơn, cho riêng tôi thôi chứ chưa dám nói là cho thị trường này.
* Nếu so sánh với Tuấn Khanh và Võ Thiện Thanh thôi nhé, cá tính âm nhạc của anh hiền hơn họ. Có phải “dĩ hòa vi quý” là sự lựa chọn của anh. Và chính vì nó, anh nổi tiếng và thành công rộng rãi hơn họ?
- Tôi đã nói từ đầu, nếu coi tôi là người sáng tạo thì tôi không có thế mạnh. Thế mạnh của tôi là sự đa dạng, chơi với tất cả các phong cách. Mà khi viết nhiều quá thì chắc chắn là không rõ màu rồi. Đã có lần tôi nói rằng: “ Tôi đàn không hay lắm, hát không hay lắm, viết cũng không xuất sắc lắm… vậy nên tôi mới chuyển sang làm nhà sản xuất!”
* Sự thoái trào của âm nhạc giải trí vài năm trở lại đây có phải là do cả một thế hệ sáng tác trẻ hai miền đang uể oải và mệt mỏi. Trong đó có cả chính anh?
- Chúng ta nên nhìn xa hơn một chút. Đây là hệ quả do chúng ta cách biệt thế giới quá lâu. Từ chỗ tụt hậu cho đến khi tiếp xúc lại bị quá tải, ngấu nghiến ăn mà do đói thông tin lâu quá, nên không biết đâu là ngon. Với một hiện trạng bị bội thực như thế, người nền tảng yếu thì phần lớn làm bừa. Còn người có nền tảng tốt, khi tiếp xúc lại với nền văn hóa hội nhập và internet lại bị cảm giác hoặc là bỡ ngỡ, hoặc sợ, hoặc quá tự trọng, không dám làm… Bởi họ thấy xưa giờ những gì mình biết sao nó khác quá…Mà cái gì cũng vậy, khi mà sông đổ ra biển thì cửa sông bắt buộc phải đục, và qua khúc đó sẽ thành nước biển trong trở lại.
* Vậy vai trò dẫn dắt công chúng của nhạc sĩ, nghệ sĩ ở đâu?
- Tôi không biết người khác nghĩ sao, nhưng với tôi, vai trò nhạc sĩ là rất tự nhiên. Thế giới quan của nhạc sĩ được truyền tải qua tác phẩm phải được người ta cảm nhận thấy. Như vậy tưởng như không quan trọng, nhưng thế giới quan sáng tạo của người sáng tác lại là then chốt. Con người nghệ sĩ sống quảng đại sẽ có những tác phẩm lớn, mang tính đương đại cao. Còn nói đến vai trò ư, nó là một câu hỏi quá lớn đối với tôi. Với riêng tôi, đời sống cá nhân quyết định tác phẩm của chính mình.
* Cá tính sáng tạo thường phải độc lập mới có giá trị. Còn anh lại gần với công chúng…Vậy nên đặt sáng tạo vào chỗ nào cho Đức Trí?
- Tôi dùng chữ ngắn gọn là Kết hợp. Tôi vẫn nhìn mình ở góc độ người sản xuất chứ không phải người sáng tạo. Tôi sẽ không ra được một tác phẩm nếu không có cảm xúc từ đâu đó tới, từ bạn bè hay từ một ý đồ nào đó. Tôi cũng không thể nào kết hợp được với nghệ sĩ nếu như họ không có tố chất gây cảm hứng cho tôi… Tôi có từ khóa vẫn hay dạy cho học trò, kim chỉ nam mấu chốt quan trọng trong âm nhạc của tôi là sự kết hợp. Nếu tôi sáng tạo độc lập, chắc chắn tôi sẽ bị mai một. Nhưng nếu tôi kết hợp với cái gì đó, chắc chắn sẽ thăng hoa.
Khi viết, tôi cố gắng không vì một mục đích nào
* Vậy với hai lợi thế dễ dàng nhìn thấy ở anh: giai điệu và ca từ. Anh đã chăm chút nó thế nào?
- Tất cả là khả năng.
* Nhiều ca sĩ đã khẳng định rằng anh viết nhạc không phải là dành cho họ. Tại sao vậy?
- Đúng, tôi không có bài viết riêng cho ai mà thành công cả. Khi viết, tôi cố gắng không đặt mục đích vào. Yếu tố “kết hợp” của tôi chính là như vậy. Viết là viết, người ta thấy hợp hoặc tôi thấy hợp thì đưa cho họ. Khán giả thấy hợp thì họ thích. Vậy thôi.
* Không khó để thấy thế mạnh của anh là nhạc pop lãng mạn. Vậy khi cần phải có nhạc tiết tấu nhanh, mạnh, hiện đại như R&B hoặc rock thì anh phải cố?
- Tôi phải cố chứ, cố làm cho nó tốt nhất trong mức mình có thể. Và tôi cũng thừa hiểu mình sẽ không làm việc đó tốt như những người chỉ chuyên sáng tác âm nhạc cho các thể loại đó. Ví dụ, khi Hồ Ngọc Hà muốn hát R&B, thì tôi phải biết nhạc đó là nhạc gì, có tiết tấu thế nào. Do đó phải tìm được cho Hà một người làm nhạc như Dương Khắc Linh. Hoặc khi có Phạm Anh Khoa, tôi biết mình không thể làm được nhạc rock như những rocker, vì thế tôi phải tìm tới Dũng Dalat.
* Phải chăng nền tảng của anh bắt đầu từ nhạc dân tộc. Chất Á đông thực ra của anh nhiều hơn chất Tây phương?
- Thực ra không thể nói cái nào nhiều hơn, mà hãy nói những gì tôi có là từ đâu tới. Nhưng nếu đong đếm thì có lẽ, kiến thức về nhạc dân tộc của tôi sẽ không nhiều bằng chất Tây phương đâu, vì tôi tốn 4 năm học cổ điển, thêm 4 năm jazz. Trong khi đó, nhạc dân gian tôi học theo kiểu tài tử. Nhưng đúng, tôi là người từ âm nhạc Á đông mà đi tới.
* Vì sao anh chối từ khả năng khai thác âm nhạc từ chất liệu phương Đông vốn được giới chuyên môn cổ xúy?
- Tôi chưa bao giờ từ chối tính dân gian trong âm nhạc. Chẳng qua, tôi vẫn viết bỏ túi và cảm thấy chưa đến lúc đưa ra. Tôi cũng không mấy tán đồng quan điểm, cứ mượn cớ dân gian để làm âm nhạc. Tôi thích kiểu sáng tác của bác Phạm Duy, viết nhạc nghe cứ tưởng là rất Tây phương nhưng thực ra nó rất thuần Việt. Âm nhạc dân gian hiện nay làm tôi chỉ sợ sẽ làm khán giả ngộ nhận, là cứ phải có nhạc cụ dân tộc, mặc khăn đóng áo dài để trình diễn. Cái đó có quá thiên về hình thức. Âm nhạc dân gian cũng cần phải có đời sống thực, làm sao để người ta mặc áo thun quần jeans mà vẫn hát được nó. Tôi vẫn viết nhiều bài không cần nhạc cụ dân tộc chen vào hòa âm, nhưng nghe kỹ thì sẽ thấy, nó cũng từ chất liệu dân gian mà ra cả.
Tôi luôn luôn trong trạng thái overwork
* Một số nghệ sĩ từng cộng tác với anh đang tiếc khi tính nghệ sĩ của anh mai một vì anh trở thành nhà sản xuất?
- Tôi nghĩ nghệ sĩ cộng tác với tôi vì tính công việc và tính kinh doanh trong công việc nhiều hơn là tính nghệ sĩ. Bản thân họ đã là những người sáng tạo rồi và họ cần một người có thể tỉnh táo nhìn nhận rõ ràng công việc chứ không phải là người nghệ sĩ tính.
* Anh làm nhà sản xuất, nhưng sau thành công của Hồ Ngọc Hà, người ta lại chờ những trường hợp thành công tiếp theo như thế?
- Tất nhiên, sẽ không bao giờ có Hồ Ngọc Hà thứ hai cả. Tất nhiên, cũng sẽ không có trường hợp nào tôi lặp lại chính mình cho một ca sĩ khác. Người ta cứ đi tìm những trường hợp tương tự làm gì, bởi chắc chắn trong nghành giải trí sẽ không có sự lặp lại. Bởi thế mới thú vị và đáng chờ đợi chứ.
* Anh đang có quá nhiều ca sĩ trong công ty, dàn sức thế nào đây?
- Từ xưa tôi đã làm nhiều việc một lúc, đến mức quen luôn rồi. Và tôi cũng đã thử rút ra, làm ít việc thôi nhưng kết quả là công việc xung quanh mình không chạy, vẫn phải nhúng tay vào. Sau nhiều năm, tôi đã biết sắp xếp công việc (dù vẫn luôn chạy tụt đằng sau kế hoạch) nhưng vẫn phải làm thôi.
* Có khi nào anh bị overwork?
- Luôn luôn trong trạng thái này. Ngày xưa, người ta nói nhạc sĩ nghèo, nhưng thực sự là giờ làm nhạc không còn nghèo như xưa nữa. Nhưng tôi khẳng định sẽ không bao giờ làm giàu được. Vì anh ta luôn phải làm việc rất nhiều.
* Tương lai anh phải giải quyết tình trạng quá tải này thế nào đi chứ, để quay trở lại như một nghệ sĩ?
- Tôi cũng trăn trở điều này từ chục năm trước, làm sao để ít việc thôi nhưng lại có nhiều tiền. Nhưng bây giờ vẫn thế, thậm chí còn khó khăn hơn trước khi thị trường vẫn có sự cạnh tranh, vẫn có những người sẵn sàng làm rẻ phá giá thị trường… Đây là một bài toán khó, chưa có cách giải.
* Xét cho cùng, anh làm âm nhạc là đề kiếm sống. Thứ âm nhạc ra tiền thì anh làm?
Novak Djokovic đã mở màn Australian Open 2025 với một chiến thắng đầy cảm xúc, đánh dấu bước khởi đầu "kỷ nguyên mới" khi có Andy Murray sát cánh trong đội ngũ hỗ trợ.
Trận hòa Torino 1-1 đã làm lộ rõ sự kém hiệu quả của bộ đôi đắt giá Nico Gonzalez và Teun Koopmeiners, những người đã ngốn của Juventus tới 90 triệu euro trong kì chuyển nhượng Hè vừa qua.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông báo đã giải quyết ổn thỏa tranh chấp với ngoại binh Martin Dzilah. Đây là động thái quan trọng trong nỗ lực của đội bóng phố núi nhằm gỡ bỏ án phạt cấm chuyển nhượng từ FIFA.
XSVT 14/1: Xổ số Vũng Tàu được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Vũng Tàu, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Ba hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSBL 14/1: Xổ số Bạc Liêu được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bạc Liêu, quay thưởng vào lúc 16h10 phút ngày thứ Ba hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSBT 14/1: Xổ số Bến Tre được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bến Tre, quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Ba hàng tuần. Kết quả XSMN hôm nay cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 14/1: Xổ số miền Nam ngày 14/1/2025 gồm các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Vũng Tàu. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Ba ngày 14/1 trên Thethaovanhoa.vn.
Trước khi bước vào thềm năm 2025, Tiger Beer đã để lại cột mốc ấn tượng khi trở thành bia chính thức của cả 2 CLB quốc tế là Manchester United và Tottenham Hotspur.
Một tuần sau khi thất bại trước Việt Nam ở chung kết ASEAN Cup 2024, bóng đá Thái Lan vẫn chìm trong nỗi đau và những câu hỏi lớn về cách cải thiện nền bóng đá nước nhà.
Tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn nhất của con người. Vì vậy sân khấu cũng thường ưu tiên chọn đề tài tình yêu để dàn dựng. Và tình yêu trên sân khấu đã có rất nhiều sắc thái phong phú, đem đến nhiều thú vị lẫn suy tư.
Tuần qua, cuối cùng thì hit "Die With a Smile" của Lady Gaga và Bruno Mars cũng leo lên đỉnh Billboard Hot 100, ở tuần thứ 20 lọt BXH. Thành tích này đã nâng tổng số đĩa đơn No.1 của Gaga và Mars lên lần lượt là 6 và 9 No.1
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trang Thế Hy (29/10/1924 - 8/12/2015), vừa rồi Hội Nhà văn TP.HCM và Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu phối hợp tổ chức tọa đàm Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Trang Thế Hy tại TP.HCM.
Cô ấy là chủ công tài năng của bóng chuyền nữ Việt Nam nhưng bất ngờ quyết định giải nghệ khi mới 28 tuổi và kết hôn với phụ công điển trai bằng tuổi ngay trước tết Nguyên Đán.