Đến Siem Reap không chỉ để chiêm ngưỡng 'huyền thoại đền đài' Angkor Wat

27/09/2017 10:13 | Điểm đến

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Tôi trở lại Siem Reap sau 7 năm với phương tiện di chuyển dễ dàng hơn từ thủ đô Phnom Penh. Thành phố sầm uất hơn với nhiều mảng màu xanh, khách sạn mọc lên như nấm, và giá vẫn không thay đổi do sự cạnh tranh gay gắt.

Phương tiện di chuyển bằng xe tuk tuk có nhích lên chút ít nhưng không nhiều. Người Hàn Quốc đến đầu tư và kéo theo lượng khách du lịch lớn thay cho người Nhật trước đây. Người dân sử dụng tiếng Anh nhiều hơn và biết cách phục vụ hơn để hài lòng du khách.

Nhà nước đưa vào khai thác dịch vụ du lịch bằng khinh khí cầu hay bay trực thăng để ngắm tổng thể cụm đền ở Angkor. Khu chợ đêm Angkor mới mở là nơi dành cho du khách chọn lựa những món quà lưu niệm đích thực của người Campuchia như : lụa, gỗ, khăn choàng, xà rông, …

Ngôi làng nổi bên hồ Tonle Sap

Anh Phirun – tiếp tân khách sạn – khuyên tôi đi thăm ngôi làng nổi Kampong Phluk. Anh Phirun cười nói : “đây là ngôi làng chỉ có người Khmer sinh sống theo lối cổ truyền bên bờ hồ Tonle Sap, rất khác biệt so với những ngôi làng nổi mà bạn từng biết trước đây ở Thái Lan hay Brunei”.

“Ngôi làng gần như nằm cách biệt với bên ngoài bởi bao quanh nó là những rừng đước ngập mặn nối với hồ Tonle Sap. Phương tiện di chuyển của người dân chủ yếu là những chiếc ghe nhỏ chèo bằng tay, khá giả hơn thì sử dụng ghe máy. Ngôi làng là hình ảnh còn xót lại về phương thức sinh sống của người Khmer cổ trên vùng sông nước Mekong khi chảy qua địa phận Campuchia”. Anh Munny giới thiệu cho tôi về làng Kampong Phluk khi tàu chạy được một đoạn.


Tác giả trở lại Siem Reap sau 7 năm

Làng đã hiện ra với những ngôi nhà sàn cao chót vót. Từ mặt nước lên đến sàn nhà cao khoảng 5-8m. Len lõi qua hệ thống sông ngòi chằn chịt, anh Munny lại giới thiệu tiếp : “cách đây 10 năm, ngôi làng mang đậm truyền thống của người Khmer khi toàn bộ mái nhà, vách nhà được làm từ rơm rạ và những cột sàn đở ngôi nhà làm bằng thân tràm”.

Tránh hỏa hoạn thường xảy ra vào mùa khô, nên người dân lại chuyển qua làm mái bằng thiết và vách nhà bằng gỗ với những người khá giả, còn nghèo hơn vẫn sử dụng rơm rạ hay lá cây thốt lốt để xây dựng. Nguồn nước ngọt để sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt từ hồ Tonle Sap. Trước đây, họ lấy nước từ sông lên trữ lại, chờ lắng cặn và uống. Gần đây, chính phủ khuyến cáo nên sử dụng nước đun sôi và sử dụng hệ thống bồn chứa trong nhà vệ sinh nhằm tránh bệnh tật và ô nhiểm nguồn nước. Munny nói và cười tươi.


Một góc chợ đêm Angkor mới mở thêm khoảng 3 năm nay với món quà đích thực của người Campuchia

Trải nghiệm trong rừng đước cổ thụ

Cuộc sống của ngôi làng không yên lặng như tôi nghĩ. Rộn rã tiếng cười của nhóm chị em lượm lặt cá phía dưới sàn nhà. Những đứa trẻ trần truồng nô đùa, nhảy ùm dưới sông tắm và những chiếc ghe dọc ngang bán bánh tiêu, bánh cam, chuối, … Anh Munny lại tiếp tục câu chuyện : “Cá ở đây rất dồi dào và nguồn thu nhập chính của những người sinh sống ở đây là đánh bắt”. Mùa nước lên từ tháng 7 đến tháng 10 cũng là mùa cao điểm đánh bắt trên hồ Tonle Sap. Sau những tháng này, họ lại quay vào đất liền bằng những chiếc ghe nhỏ để trồng lúa (1 vụ/năm) do đất đã đủ nước. Những tháng còn lại, họ vẫn đánh bắt nhưng theo phương thức đơn giản là đặt lờ, giăng lưới, … và len lõi vào rừng để kiếm củi.

Giữa các dãy nhà, họ lại chọn khoảng đất trống rộng để họp chợ khi mùa nước lũ đã rút. Chỉ khoảng 20% hộ ở đây thuộc dạng khá giả, họ biết kinh doanh bằng cách mua cá từ người đánh bắt nhỏ lẽ và đem ra chợ Siêm Riệp bán lại. Có những năm, đỉnh lũ lên cao (thường rơi vào tháng 10 dl) tràn vào nhà, trong nhà người dân dùng tre kết bè lớn, phủ nhựa lên bè, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên bè, nước lên đến đâu, họ nổi theo đến đó. Munny chân thật rằng : “ngôi làng không có điện, chỉ sử dụng đèn dầu. Những nhà khá giả hơn mua máy phát điện hay bình ắc quy từ Việt Nam để phục vụ tivi cho nhiều người đến xem vào buổi tối …”

Ở cuối ngôi làng là những rừng đước cổ thụ tuyệt đẹp và thông ra hồ Tonle Sap mênh mông sóng nước. Tôi thuê một chiếc xuồng nhỏ với giá 5 USD/2 giờ để len lõi qua rừng đước cổ thụ trải nghiệm theo kiểu du lịch sinh thái. Không khí trong lành, tiếng chim hót trong veo và từng đàn bướm bay la đà, tôi như hòa mình cùng với thiên nhiên xanh tươi. “Một số người chưa đủ tiền để xây nhà thì lại sống theo kiểu sông nước với chiếc tàu lớn là nhà. Qua mùa đánh bắt (nước lũ xuống), những chiếc tàu này lại trở thành quán cà phê hay nhà hàng để phục vụ du khách”, anh Munny lại giải thích thêm cho tôi hiểu.

Không có cái vị nhẫn nhẫn và chát chát của bông điên điển khi ăn sống, nhưng hương vị bữa cơm trưa với cá linh chiên giòn chấm mắm me cũng đậm chất sông nước Tonle Sap. Anh Munny luôn nhắc : “Cẩn thận, xương cá linh cuối mùa đã cứng và lớn”. Một chút hối tiếc trong tôi – lại một mùa nước nữa đã qua!

Bài và Ảnh: LinhNC

Tin cùng chuyên mục

Thủ đô Ulan Bator - nơi nhịp sống du mục hòa cùng hơi thở của thời đại

Thủ đô Ulan Bator - nơi nhịp sống du mục hòa cùng hơi thở của thời đại

Thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) nằm giữa những thảo nguyên mênh mông với các dãy núi hùng vĩ bao quanh, là điểm hội tụ đầy sức sống, nơi quá khứ giao thoa với hiện tại, nơi nhịp đập của hiện đại vang vọng giữa những giá trị truyền thống lâu đời.

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Đến với Côn Đảo vào những ngày của tháng 7 là tìm về một “địa chỉ đỏ” linh thiêng của Tổ quốc. Hòn đảo với vẻ đẹp biển xanh, cát trắng từng là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, đày ải và chứng kiến sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Khi thủy triều rút, cả một thế giới san hô cổ đầy màu sắc hiện ra ngay trên bãi cạn Hòn Yến (xã Ô Loan, tỉnh Đắk Lắk) tạo nên một khung cảnh kỳ thú hiếm có.

Các thành phố đắt đỏ nhất cho giới siêu giàu năm 2025

Các thành phố đắt đỏ nhất cho giới siêu giàu năm 2025

Singapore, London và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, một sự chuyển dịch trong mô hình tài sản toàn cầu đang tạo điều kiện cho các thành phố mới nổi như Dubai, Bangkok và Tokyo vươn lên mạnh mẽ, báo hiệu một cuộc tái định hình bản đồ xa xỉ của giới siêu giàu.

Chiang Mai được vinh danh là thành phố tốt nhất châu Á năm 2025

Chiang Mai được vinh danh là thành phố tốt nhất châu Á năm 2025

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure vinh danh Chiang Mai của Thái Lan là thành phố tốt nhất châu Á năm 2025, dựa trên khảo sát hơn 180.000 du khách trên toàn thế giới.

Phu nhân, phu quân đại biểu dự Hội nghị ABAC III thích thú với vẻ đẹp đặc sắc của Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà

Phu nhân, phu quân đại biểu dự Hội nghị ABAC III thích thú với vẻ đẹp đặc sắc của Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà

Ngày 17/7, trong chương trình của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) đang diễn ra tại Hải Phòng, phu nhân, phu quân và người đi cùng của các đại biểu đã tới thăm vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà - một danh thắng thuộc đặc khu Cát Hải, Hải Phòng.

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

70 năm khánh thành Disneyland: Hành trình từ giấc mơ đến “nơi hạnh phúc nhất thế giới”

Mùa Hè năm nay, công viên giải trí Disneyland tại miền Nam California (Mỹ) rộn ràng trong không khí lễ hội kéo dài nhiều tháng nhân dịp tròn 70 năm thành lập, đánh dấu hành trình kỳ diệu của “nơi hạnh phúc nhất thế giới”.

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Di sản văn hóa Lào Cai - "Mỏ vàng" phát triển du lịch

Tỉnh Lào Cai hiện có 56 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa phi vật thể.

Tin mới nhất

Thủ đô Ulan Bator - nơi nhịp sống du mục hòa cùng hơi thở của thời đại

Thủ đô Ulan Bator - nơi nhịp sống du mục hòa cùng hơi thở của thời đại

Thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) nằm giữa những thảo nguyên mênh mông với các dãy núi hùng vĩ bao quanh, là điểm hội tụ đầy sức sống, nơi quá khứ giao thoa với hiện tại, nơi nhịp đập của hiện đại vang vọng giữa những giá trị truyền thống lâu đời.

"Bóng hồng phố núi" Vy Phan: “Mỗi vận động viên là một kênh quảng bá văn hóa, du lịch rất hiệu quả”

"Bóng hồng phố núi" Vy Phan: “Mỗi vận động viên là một kênh quảng bá văn hóa, du lịch rất hiệu quả”

Được mệnh danh là "bóng hồng chạy bộ phố núi", Vy Phan (Phan Thị Tường Vy) không chỉ là gương mặt nổi bật của phong trào chạy bộ Gia Lai mà còn là nguồn cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ.

Cuba tìm cách thúc đẩy kết nối khu vực để phục hồi du lịch

Cuba tìm cách thúc đẩy kết nối khu vực để phục hồi du lịch

Ngày 25/7, Cơ quan Thống kê và Thông tin quốc gia Cuba thông báo, trong 6 tháng đầu năm 2025, đảo quốc Caribe này chỉ đón 981.856 du khách quốc tế, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

AADA & AHA 2025: Việt Nam giành nhiều giải thưởng về kiến trúc và khách sạn châu Á

AADA & AHA 2025: Việt Nam giành nhiều giải thưởng về kiến trúc và khách sạn châu Á

Lần đầu tiên, hai giải thưởng danh giá trong lĩnh vực kiến trúc và du lịch vừa được tổ chức đồng thời tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc.

Hà Nội bứt phá với nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội bứt phá với nhiều sản phẩm du lịch mới

Với những nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, ngành du lịch Hà Nội đang bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt chú trọng vào khai thác du lịch đêm và đẩy mạnh quảng bá tại quốc tế.

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Giới ẩm thực Pháp đang chứng kiến một bước dấu mốc lịch sử khi đầu bếp nổi tiếng thế giới Alain Passard quyết định loại bỏ gần như toàn bộ sản phẩm từ động vật khỏi thực đơn của Arpège – nhà hàng 3 sao Michelin trứ danh tại Paris.

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, sản phẩm mang dấu ấn văn hóa riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh vừa có thư ngỏ gửi tới các du khách, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế khẳng định tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho mọi hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo và cam kết mang tới cho du khách sự an tâm với chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt nhất.

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn - Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Ngành du lịch Thủ đô vừa công bố những con số hết sức ấn tượng trong tháng 7, khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của cả khách nội địa và quốc tế.