Ăn món bánh đa lạ và ngon nhất Việt Nam ngay tại gia đình làm bánh đa giỏi nhất Hải Dương

27/12/2017 12:35 | Ẩm thực

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Cả một làng nghề truyền thống chỉ có 6 hộ sản xuất. Đó là làng bánh đa Kẻ Sặt ở Hải Dương.

Bánh đa trắng thì chúng ta đã ăn nhiều và quen thuộc nhưng bánh đa gấc cuốn ở làng SẶT thì có lẽ ít người biết và tôi nghĩ là nó chưa bị du nhập ở nơi nào khác.

Có nói chuyện với những người làm bánh đa gấc cuốn ở đây mới hiểu vì sao để làm nhái loại bánh đa này ở những nơi khác không phải chuyện dễ dàng. Cô chú Sử-Đắc là nhà làm bánh đa cuốn số 1 ở SẶT nói với tôi là mùa nào cũng như mùa nào, họ thường phải dậy từ 2 giờ sáng để bắt đầu bắt tay vào công việc và phải đến trưa thì công việc mới tạm xong.

Chú thích ảnh
Bánh đá chờ được nắng đem ra sân phơi khô rồi đóng gói

Gạo phải ngâm từ tối hôm trước còn nếu muốn chuẩn thì ngâm 2 tiếng trước khi tráng bánh đa. Rồi phải chuẩn bị các nguyên liệu khác như đường, dừa, vừng lạc…Vừng, lạc phải giã nhuyễn ra, dừa phải thái thành những sợi mỏng…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng nguyên liệu rồi thì trộn các nguyên liệu với nhau và nhóm bếp để bắt đầu tráng bánh đa. Đổ bột vào khuôn và dùng muôi trải đều nguyên liệu. Sau đó múc tiếp bột dàn đều và kín hết nhân.

Chú thích ảnh
Tráng bánh đa ở một gia đình làng Sặt (Hải Dương)

Nhiệt độ khi tráng phải cao hơn 100 độ. Tráng xong thì dùng ống nứa để cuốn tròn bánh đa lại theo cái ống nứa đó rồi đặt lên phên rồi lại lăn ống nứa ngược chiều với chiều đã cuốn để bánh đa trải trên phên, đem ra sân để phơi khô. Phơi cho tới khi bánh đa khô kiệt thì đem vào chỗ râm để. Đấy là nếu như trời nắng. Trời càng nắng to càng tốt. Còn nếu trời mưa thì họ phải dùng máy sấy để sấy nhưng như thế bánh đa không được ngon như phơi ngoài nắng.

Chú thích ảnh
Bánh đa đã được tráng rồi phơi khô xong và đóng góp đem bán

Sau khi phơi (sấy) khô bánh đa và đem ra trong chỗ râm mát để một lúc thì bánh đa dẻo lại và họ phải cuốn bánh lại thành hình ống rồi bán cho những người có nhu cầu mua bánh sống đem đi xa rồi về nhà tự nướng.

Nhưng thường là sau đó họ đem nướng bánh lên và ngay sau khi nướng xong thì bánh còn nóng nên dẻo và họ cuốn bánh lại thành dạng hình ống. Nếu để lâu bánh sẽ cứng không thể cuốn được. Phải cuốn bánh lại để tránh bánh bị vỡ nát khi vận chuyển. Tả sơ sơ công đoạn làm bánh đa cuốn ở Kẻ Sặt thì như vậy nhưng để làm ra được những chiếc bánh đa vừa giòn, vừa thơm, ăn ngọt ngọt, bùi bùi thì không hề đơn giản.

Người ta phải tráng làm sao để vừng, lạc, dừa trải đều, không thì nó sẽ lổn nhổn,, chỗ quá nhiều, chỗ lại quá ít, ăn không ngon. Gấc nguyên liệu ở đây là gấc “xịn” chứ không phải hương liệu gấc.

Các hộ làm bánh đa cuốn ở SẶT nhà nào ít thì đầu tư 20-30 triệu, nhiều thì 50-60 triệu mua gấc quả từ Thanh Hà để làm bánh đa gấc. Sau khi mua, họ bổ gấc ra, bỏ hết hạt và thu gom lại bán cho hiệu thuốc còn lấy phần thịt gấc cho vào bao nylon bỏ vào tủ lạnh. Khi nào làm bánh đa đến đâu thì lấy ra đến đấy.

Tin cùng chuyên mục

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (Kỳ 3 & hết): Nhận diện và tôn vinh các thương hiệu ẩm thực

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (Kỳ 3 & hết): Nhận diện và tôn vinh các thương hiệu ẩm thực

Giữ gìn và phát huy giá trị di sản ẩm thực phố cổ là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 2): Trên hành trình định vị thương hiệu

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 2): Trên hành trình định vị thương hiệu

Từ những gian bếp nhỏ trong nếp nhà xưa, ẩm thực phố cổ Hà Nội đã bước vào hành trình định danh, vượt ra khỏi giới hạn gia đình để trở thành biểu tượng văn hóa, chinh phục thực khách trong và ngoài nước.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Với rất đông thực khách, những món ăn như chả cá Lã Vọng, cà phê trứng... bấy lâu nay đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho hệ giá trị ẩm thực phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị, cũng như khám phá lịch sử của sôcôla.

Tin mới nhất

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Đến với Côn Đảo vào những ngày của tháng 7 là tìm về một “địa chỉ đỏ” linh thiêng của Tổ quốc. Hòn đảo với vẻ đẹp biển xanh, cát trắng từng là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, đày ải và chứng kiến sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.

"Người sắt" Lê Phương Vy: Lan tỏa đam mê du lịch qua từng bước chạy

"Người sắt" Lê Phương Vy: Lan tỏa đam mê du lịch qua từng bước chạy

Là một nữ runner bền bỉ, Lê Phương Vy được cộng đồng yêu chạy bộ ví như “người sắt” của làng trail Việt Nam.

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Khi thủy triều rút, cả một thế giới san hô cổ đầy màu sắc hiện ra ngay trên bãi cạn Hòn Yến (xã Ô Loan, tỉnh Đắk Lắk) tạo nên một khung cảnh kỳ thú hiếm có.

Trung Quốc: "Lưu trú mùa Hè mát mẻ" thúc đẩy du lịch cộng đồng

Trung Quốc: "Lưu trú mùa Hè mát mẻ" thúc đẩy du lịch cộng đồng

Khi cái nóng thiêu đốt bao trùm phần lớn Trung Quốc, các tỉnh vùng cao nguyên như Vân Nam và Quý Châu, nơi có nhiệt độ mùa Hè trung bình chỉ từ 15- 21 độ C, đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ của "những nơi lưu trú mùa Hè mát mẻ".

Nhà thờ Đức Bà ở Paris sắp có "bản sao" kỹ thuật số

Nhà thờ Đức Bà ở Paris sắp có "bản sao" kỹ thuật số

Ngày 21/7, Chủ tịch tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ, ông Brad Smith cho biết Microsoft đang hợp tác với Chính phủ Pháp để tạo ra bản sao kỹ thuật số của Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, công trình kiến trúc được ghé thăm nhiều nhất tại Pháp.

Các thành phố đắt đỏ nhất cho giới siêu giàu năm 2025

Các thành phố đắt đỏ nhất cho giới siêu giàu năm 2025

Singapore, London và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, một sự chuyển dịch trong mô hình tài sản toàn cầu đang tạo điều kiện cho các thành phố mới nổi như Dubai, Bangkok và Tokyo vươn lên mạnh mẽ, báo hiệu một cuộc tái định hình bản đồ xa xỉ của giới siêu giàu.

Hà Nội tạm dừng hoạt động du lịch, tăng cường bảo vệ di tích trước bão số 3

Hà Nội tạm dừng hoạt động du lịch, tăng cường bảo vệ di tích trước bão số 3

Hà Nội tạm dừng mọi hoạt động du lịch, vui chơi giải trí và tăng cường bảo vệ di tích, danh thắng trên toàn địa bàn, chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha).

Lào Cai tạm ngừng hoạt động các dịch vụ du lịch ngoài trời trong thời gian bão đổ bộ

Lào Cai tạm ngừng hoạt động các dịch vụ du lịch ngoài trời trong thời gian bão đổ bộ

Trước nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của bão số 3 Wipha gây ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khẩn trương triển khai phương án ứng phó, nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch cũng như người dân, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.