Điều gì đằng sau khoản lương trả chậm của De Jong?

07/08/2022 08:20 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu vụ chuyển nhượng Frenkie de Jong kéo dài và vẫn chưa đủ lộn xộn, thì có một cách để khiến nó trở nên lộn xộn hơn rất nhiều. “De Jong nên xem xét hành động pháp lý đối với Barcelona và tất cả các cầu thủ nên đứng sau anh ấy”, cựu hậu vệ Gary Neville đã tweet mới đây. “Một CLB chi mạnh cho những cầu thủ mới, trong khi lại không trả tiền đầy đủ cho những người có trong hợp đồng là trái đạo đức và vi phạm”.

 

Lịch thi đấu bóng đá. Trực tiếp bóng đá hôm nay 7/8, 8/8

Lịch thi đấu bóng đá. Trực tiếp bóng đá hôm nay 7/8, 8/8

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 7/8, 8/8: SLNA vs Thanh Hóa, Nam Định vs TPHCM, U19 Thái Lan vs Myanmar, U19 Việt Nam vs Malaysia.

 

Có thể dự đoán, dòng tweet của Neville đã không được những người ủng hộ Barcelona tán thành, thậm chí một số người còn lôi thành tích tệ hại của anh ở Valencia trước đây để chỉ trích. Tuy nhiên, chẳng cần phải là một cựu hậu vệ cánh phải MU để đồng cảm với tình cảm đằng sau đó.

Tác động từ đại dịch

Đối với một CLB khó khăn về tài chính như Barca, việc đẩy một cầu thủ đi là để họ có thể hỗ trợ cho một mùa Hè chi tiêu xa hoa là một chuyện. Làm như vậy trong khi từ chối trả cho anh ta tiền lương đang nợ lại là chuyện hoàn toàn khác.

Đầu tháng này, tờ Marca tiết lộ De Jong đã đồng ý hoãn lại khoản tiền lương khoảng 17 triệu euro khi gia hạn hợp đồng trong thời gian đại dịch. Để giúp Barcelona đối phó với tác động tài chính của dịch Covid-19, tuyển thủ Hà Lan đã gia hạn 2 năm cho đến năm 2026, qua đó giảm mức lương cơ bản 14 triệu euro mỗi năm của anh xuống 3 triệu euro trong giai đoạn 2020-21 và 9 triệu euro trong mùa giải trước. Điều này khiến anh chỉ nhận 16 triệu euro trả chậm trong 4 năm còn lại của hợp đồng, cộng thêm 1 triệu euro được trả trong năm cuối cùng.

Ngoài những khoản lương trả chậm đó, Barcelona vẫn có nghĩa vụ trả thêm 4 năm lương cơ bản và 15,6 triệu euro tiền thưởng cho lòng trung thành. Nhìn chung, gói này có giá 88,6 triệu euro, nhưng ngay cả khi không bao gồm các điều khoản bổ sung liên quan đến hiệu suất và số trận, con số này vẫn lên tới 9 con số. Trong bối cảnh đó, không khó để hiểu tại sao một CLB ở tình trạng tài chính bấp bênh như Barca lại mong muốn loại bỏ hợp đồng của De Jong và mua một cầu thủ vẫn có giá trị bán lại đáng kể.

Về phía MU, họ đã đạt được thỏa thuận 85 triệu euro (71 triệu bảng) với Barcelona về De Jong, với khoản phí đảm bảo 75 triệu euro trả trước và 10 triệu euro cho các điều khoản bổ sung. Trong khi các điều khoản cá nhân vẫn cần được thỏa thuận, một thỏa thuận cũng phải đạt được giữa De Jong và Barcelona về khoản tiền lương trả chậm 17 triệu euro. Barcelona đã đưa ra lời đề nghị ban đầu để cố gắng giải quyết vấn đề, nhưng số tiền đó vẫn thấp hơn 10 triệu euro so với số tiền đang nợ De Jong. Không có gì đáng ngạc nhiên, đề nghị bị từ chối.

Đó là lí do khiến De Jong có nhiều triển vọng chuyển đến MU, nhưng tình trạng khó khăn của anh cũng là ví dụ nổi bật nhất về sự gia tăng tranh chấp tiền lương trong bóng đá thế giới và cái mà một số người trong bóng đá gọi là “kinh tế sòng bạc” - nơi các CLB đưa ra những hợp đồng béo bở, chỉ để cố gắng trốn tránh nghĩa vụ khi mọi thứ không diễn ra như tốt như mong đợi.

Chú thích ảnh
Frenkie de Jong không chịu rời Barca chừng nào anh được đảm bảo bỏ túi hết số lương trả chậm

Như đã nêu trên, các tranh chấp liên quan những khoản lương trả chậm và không trả ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn 2020-21, mùa giải gần đây nhất có dữ liệu công khai, Phòng giải quyết tranh chấp của FIFA (DRC) đã nhận được số lượng khiếu nại kỉ lục. Tổng số 1.187 khiếu nại đã tăng 1/4 so với mùa giải trước, với phần lớn các khiếu nại là của các cầu thủ hơn là của các CLB.

Sự gia tăng các tranh chấp trong vài năm qua chắc chắn có liên quan đến tác động tài chính của đại dịch, thậm chí đã chứng kiến ​​một số CLB tương đối tốt ở Premier League phải sắp xếp trả lương chậm cho các cầu thủ và nhân viên của họ. Tuy nhiên, trong khi những khoản trả chậm này được mặc cả và thương lượng chung giữa các cầu thủ, CLB và hiệp hội cầu thủ, nhiều cầu thủ trên thế giới lại không được như vậy. Một số người trong giới bóng đá tin rằng, đại dịch là một cái cớ tốt để các CLB cố gắng sửa đổi các điều khoản hợp đồng.

Đối thoại hơn đối đầu

Thông qua kho tư liệu công khai của FIFA về các quyết định DRC cho thấy, phần lớn khiếu nại có xu hướng xuất hiện từ các hệ thống giải đấu ít được chú ý hơn. Một số CLB được quan tâm gần đây nhất ở Israel, Luxembourg, Libya và Nigeria, nhưng một số CLB của Bồ Đào Nha cũng xuất hiện. Các CLB của Thổ Nhĩ Kỳ thì nổi tiếng là những kẻ “phạm tội hàng loạt”. Và trong khi bản thân các cầu thủ không phải là những cái tên quen thuộc, những nhân vật nổi tiếng luôn xuất hiện lúc này lúc nọ. Chẳng hạn như Emmanuel Adebayor đã thắng kiện trước Olimpia của Paraguay tại DRC hồi đầu năm.

Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra tranh chấp từ một trong những giải đấu lớn hơn và lâu đời hơn, và giữa một cầu thủ với CLB của De Jong và các hồ sơ tương ứng của Barcelona. Vậy thì đề xuất của Neville là gì?

Việc Barcelona miễn cưỡng trả khoản lương trả chậm chắc chắn là không dễ chịu gì khi Jules Koundé đã gia nhập Camp Nou cùng Robert Lewandowski và Raphinha, nâng mức chi tiêu ròng của họ cho các vụ chuyển nhượng chỉ riêng trong mùa Hè này lên tới 150 triệu euro. Cùng lúc, Barca không đơn phương trả chậm lương của De Jong hoặc của các cầu thủ đội 1 khác mà không có sự tham vấn trước. Việc trả chậm đã được thương lượng và, trong trường hợp cụ thể là De Jong, được đồng ý theo các điều khoản của việc gia hạn hợp đồng mới. Thế nhưng, trong khi De Jong có thể khá tin rằng anh được hưởng lương trả chậm khi rời đi, Barcelona có thể cho rằng họ không có bổn phận làm thế.

Chú thích ảnh
Bến đỗ mới của De Jong không phải là Old Trafford, mà nhiều khả năng là Stamford Bridge

Đó là một trong những lập luận được đưa ra trong trường hợp của Diego Polenta, một hậu vệ người Uruguay đã nộp đơn kiện chống lại đội bóng Olimpia lên DRC vào năm ngoái. Hợp đồng của Polenta bất ngờ bị chấm dứt vào tháng 6/2021. Olimpia lấy lí do ảnh hưởng của đại dịch, mặc dù việc chấm dứt diễn ra sau hơn một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ngoài ra, Polenta cũng đang đòi hơn 175.000 USD tiền lương chưa thanh toán từ tháng 4, 5 và 6/2020, mà trước đó anh đã đồng ý hoãn đến tháng 3/2022.

DRC đã đưa ra phán quyết một phần có lợi cho Polenta, yêu cầu Olimpia trả hơn 2,3 triệu USD tiền bồi thường cho cầu thủ. Tuy nhiên, về vấn đề cụ thể về mức lương năm 2020 chưa được trả, DRC đã đồng ý với Olimpia rằng họ đã được hoãn lại đến năm 2022 và do đó vẫn chưa đến hạn vào thời điểm Polenta chấm dứt hợp đồng. Không thể so sánh với hoàn cảnh của De Jong vì hợp đồng của mỗi cầu thủ là khác nhau và có nghĩa vụ khác nhau, nhưng trường hợp của Polenta chứng minh rằng về mặt pháp lí, không phải lúc nào cũng chỉ đơn giản là trường hợp một cầu thủ bị nợ lương là họ đã đồng ý trả chậm.

Đối với đề xuất của Neville rằng Fifpro (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp thế giới) nên tham gia vào trường hợp của De Jong, tùy thuộc cầu thủ và đại diện của anh ấy có thể liên hệ với nghiệp đoàn cầu thủ của quốc gia mà họ đang chơi để được hỗ trợ nếu họ cảm thấy cần thiết hay không. Đối với các cầu thủ Barcelona, ​​đó sẽ là Asociación de Futbolistas Espanoles (AFE). Rất hiếm khi Fifpro tham gia trực tiếp vào các tranh chấp cá nhân theo cách mà Neville gợi ý họ nên làm, trừ khi một cầu thủ không có nghiệp đoàn quốc gia để tiếp cận và do đó có rất ít cách để đại diện. Fifpro, AFE và công đoàn cầu thủ Hà Lan - Vereniging van Contractuseumers - hiện không tham gia vào trường hợp của De Jong.

Hiện tại, vấn đề là giữa De Jong, đại diện của anh và Barcelona, khi thị trường chuyển nhượng vẫn còn hơn một tháng nữa là đóng cửa. Như luật sư thể thao, Tiến sĩ Gregory Ioannidis gần đây cho biết, một thỏa thuận thương lượng giữa các bên có khả năng xảy ra cao hơn bất kì cuộc chiến pháp lý nào. “Nếu cầu thủ thực sự muốn gia nhập MU, mà không mất khoản tiền ‘trả chậm’ được công khai với Barcelona, thì có nhiều cách để biến điều này thành hiện thực, bằng cách xem xét tất cả các lựa chọn liên quan đến việc chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng và yêu cầu ‘các khoản phải trả đến hạn’”.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm