Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m² trong khu vực Hoàng thành Thăng Long.
Các phát hiện và kết quả nghiên cứu đã đem lại nguồn tư liệu xác thực góp phần để thành phố quyết định đầu tư dự án khôi phục không gian chính điện Kính Thiên.
Nhiều phát hiện thú vị - nhưng cũng làm tăng thêm độ phức tạp về tổng thể - đã được đưa ra trong buổi Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật điện Kính Thiên năm 2022, diễn ra tại Hà Nội sáng 22/11.
Nếu việc phục dựng điện Kính Thiên là kế hoạch dài hơi và khó có thể hoàn thành trong 10 - 15 năm tới, thì việc xây dựng 2 bảo tàng trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long lại sắp diễn ra trong thời gian gần.
“Cần “tăng tốc” với những kế hoạch, mục tiêu cụ thể để trả lời được câu hỏi: “Bao giờ chúng ta sẽ hoàn thành nghiên cứu và bắt tay vào phục dựng điện Kính Thiên?” – đó là ý kiến được khá nhiều chuyên gia nhắc tới trong buổi báo cáo khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long vào cuối tuần qua.
Nhiều dấu tích quan trọng trong quá trình khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2019 vừa được các cơ quan hữu quan công bố. Trong đó, nổi bật nhất là việc tìm thấy các kiến trúc được cho là thuộc điện Cần Chánh - nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung hưng trong giai đoạn từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18.
Sáng 13/2 tức mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tại khu vực thềm Rồng điện Kính Thiên thuộc Khu di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội tổ chức dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với nước.
Năm 2015, ý tưởng phục dựng điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long đã được vinh danh tại giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Và với những gì đang diễn ra, giấc mơ phục dựng “trái tim” của Thăng Long cũ đang ngày một rõ nét hơn…
Khu vực Chính điện Kính Thiên được khai quật thăm dò năm 2017, sau một thời gian khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện địa tầng và tầng văn hóa đủ các lớp từ thời Đại La qua thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung hưng và Nguyễn.
Đợt khai quật năm 2015 tại khu vực thành cổ Hà Nội đã làm phát lộ thêm nhiều kiến trúc liên quan tới điện Kính Thiên, công trình quan trọng nhất của cụm di sản Hoàng thành Thăng Long.
"Nâng lên đặt xuống "hơn chục năm, cuối cùng thì ý tưởng phục dựng điện Kính Thiên tại Hoàng Thành Thăng Long cũng đã... nhích thêm một bước với đề án nghiên cứu vừa được TP.Hà Nội phê duyệt.
Bản đề án Nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên (do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội xây dựng) đã được lãnh đạo thành phố phê duyệt.
Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung của thời Lê ở Đông Kinh, là nơi vua Lê Thái Tổ tuyên bố lên ngôi. Đây là nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, đón tiếp sứ giả nước ngoài, thiết triều bàn việc quốc gia.