Ngày 24/12, Bộ Y tế Nhật Bản kêu gọi người dân tăng cường các biện pháp phòng ngừa khi số ca cúm theo mùa tăng vọt trên toàn quốc, đặc biệt khi kỳ nghỉ lễ cuối năm đang đến gần.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã càn quét khắp thế giới và khiến ít nhất 50 triệu người thiệt mạng. Một số bài học đau đớn rút ra từ đại dịch này vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc chiến chống COVID-19 hiện tại, giúp thế giới tránh lặp lại kết cục thảm khốc của hơn 100 năm trước.
Tình trạng tăng giá bán khẩu trang ở một số cửa hàng thuốc và ở chiều ngược lại, cảnh phát khẩu trang miễn phí ở nhiều nơi, đem lại những cảm xúc trái ngược trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh gia tăng.
Thời tiết mùa Đông Xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy dễ làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Ngày 19/10, ông Nguyễn Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại hộ ông Vũ Đình Quyết đã được khống chế.
Ngày 18/4, Bộ Y tế cho biết đã thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác điều trị và phòng, chống bệnh sởi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, giảm số ca mắc và tử vong do bệnh sởi.
Cuối năm 2003 khi thấy một số bệnh nhi chết do viêm phổi không đáp ứng với điều trị tôi đã phối hợp cùng bác sỹ Peter Horby gửi các mẫu bệnh phẩm sang phòng xét nghiệm Hongkong... nhờ vậy đã sớm phát hiện trường hợp cúm gia cầm tại Việt nam.
Bộ Y tế phải đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị, tập trung thiết bị (máy thở, monitor, máy lọc máu…), huy động tối đa nhân lực trong điều trị bệnh nhân sởi.
Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện Hỏa tốc số 200/CĐ-TTg về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người.