(TT&VH) - Khi chương trình "Người Hà Nội" bắt đầu khởi động, nhiều ý kiến đã gửi về khẳng định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật tuyệt vời của Hà Nội hiện nay, đơn giản bởi ông là người đã làm cho thủ đô của chúng ta thêm nổi tiếng. Lòng ngưỡng mộ đối với ông chắc chắn không chỉ của riêng một thế hệ này.
1.
Một người có nhiều năm làm việc ở Tổng hành dinh (nơi lãnh đạo ta chỉ
huy cuộc kháng chiến chống Mỹ), Thiếu tướng Lê Phi Long, Cục phó Cục
Tác chiến, nói: “Tôi đã thử rất nhiều lần và thấy không đủ sức để viết
nổi chân dung về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Vâng, viết về con người tài
năng, đức độ, lịch duyệt này thì văn bút nào tả xiết?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Trần Hồng
Chỉ xin đưa ra hai đánh giá đã được đăng tải trên báo Tuổi trẻ. Ký giả người Anh Peter Macdonald nhận định: “Với 30 năm làm Tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”. Còn Nhà sử học Mỹ Cecil Curry thì cho rằng: “Ông không chỉ trở thành huyền thoại, mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại”.
Mặc dù sinh ra tại Quảng Bình, nhưng từ năm 1928, khi mới 18 tuổi, ông đã bắt đầu sống, học tập, làm việc và hoạt động cách mạng tại Hà Nội. Khoảng thời gian hơn 80 năm ấy dài bằng cả một đời người. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, đã hai lần ông trực tiếp chỉ huy bảo vệ Hà Nội: tại cuộc chiến đấu mở màn toàn quốc kháng chiến bảo vệ thủ đô chống lại thực dân Pháp và trận Điện Biên Phủ trên không chống lại cuộc đánh phá của máy bay Mỹ.
Hà Nội đối với ông có quá nhiều kỷ niệm. Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa 30/4/1975 lịch sử, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời Tổng hành dinh, lặng lẽ đi bộ ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông. Còn tại khu biệt thự ở phố Hoàng Diệu này của Hà Nội, nơi ông đã sống nhiều năm, rất nhiều người, trong đó có những nhân vật nổi tiếng trong nước và quốc tế đã tới vấn an Đại tướng. Các con ông, phần lớn sống quây quần bên ông trong một ngôi nhà có vườn rộng nhưng đồ đạc thì hình như đã có từ rất lâu rồi.
2. Gần 20 năm nay, Đại tá, NSNA Trần Hồng đã có may mắn được gặp Đại tướng nhiều lần. Anh tâm sự rằng, là phóng viên ảnh báo QĐND nên anh còn có những dịp đi dài ngày cùng Đại tướng. Những dịp hiếm hoi được gặp Đại tướng, máy ảnh – phương tiện làm việc của anh làm việc liên hồi, không mệt mỏi. Trần Hồng chụp ảnh Tướng Giáp không đơn thuần là nghĩa vụ của một phóng viên báo, một người lính đối với vị tướng, mà xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ, một ước nguyện đã nung nấu từ lâu. Năm 1994, khi Trần Hồng đến nhà xin chụp ảnh Đại tướng, anh đã không thuyết phục được người thư ký. Anh chán nản định quay gót, vừa lúc ấy Đại tướng xuất hiện: “Hãy để cậu ấy vào”.
Từ đó, Trần Hồng bắt đầu sự nghiệp ghi lại chân dung Đại tướng bằng ảnh. Để lột tả được những nét dung dị đời thường mà anh minh, vĩ đại của vị danh tướng, Trần Hồng đã chọn những khoảnh khắc sinh hoạt thường nhật: cảnh đầm ấm gia đình bên con cháu hiếu thảo, cảnh buổi tập thể dục dưỡng sinh, cảnh những cuộc gặp gỡ đầy tình nghĩa của những cựu chiến binh, các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhân dịp lễ, tết, sinh nhật Đại tướng. Đến bây giờ, Trần Hồng vẫn chụp ảnh bằng phim. Mỗi lần bấm máy là một lần anh cân nhắc, kết quả là đã chọn được hơn 1.500 tấm ảnh mầu và đen trắng chụp Đại tướng. Nhiều triển lãm ảnh về Đại tướng của anh đã được trưng bày và được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều vùng miền trong cả nước.
Trần Hồng có lẽ là người may mắn khi anh đã có cả một bộ sưu tập quý về vị danh tướng Võ Nguyên Giáp – một góc nhìn gần.
Song Huy
(Bài tham dự cuộc thi viết/ tìm kiếm 100 nhân vật Hà Nội do báo TT&VH phát động. Chi tiết xin xem tại Nguoihanoi.thethaovanhoa.vn)
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).
Có những câu thơ sau khi đã viết xong, đọc lại, ngay cả tác giả cũng không thể lý giải vì sao mình đã viết như thế. Do đó, không phải ngẫu nhiên khi bình thơ, để khen nức khen nở câu thơ nào đó, nhà phê bình hoặc đồng nghiệp thường "phán" câu nghe trớt quớt: "Trời cho".
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Ông đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.