(TT&VH) - Chiều 12/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về Dự án Luật thuế nhà, đất. Dự thảo Luật thuế nhà, đất gồm 4 Chương, 13 điều, quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế và điều khoản thi hành thuế nhà, đất.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nêu ý kiến: So với Pháp lệnh hiện hành, Dự luật mở rộng đối tượng chịu thuế nhà. Đây là lần đầu tiên pháp luật quy định về đánh thuế về nhà, vì thế cần soạn thảo các quy định trong luật phải tính đến các đối tượng người dân có nhà nhưng thu nhập không cao, ví dụ như những người về hưu, công chức. Trong thực tế cuộc sống hiện nay tồn tại hiện tượng có một tầng lớp giàu có, sở hữu một khối lượng lớn bất động sản (BĐS), nhà, đất, nhưng trên tổng thể toàn xã hội vẫn cần xem xét liệu đã đến lúc đánh thuế tài sản là BĐS hay chưa và nếu đánh thuế thì phương thức thực hiện như thế nào cho công bằng. Dự thảo luật xây dựng nhằm mục tiêu chống đầu cơ nhà, đất và góp phần điều tiết nhu cầu nhà, đất của xã hội, nhưng dự luật lại được thực hiện theo hướng tư duy không kinh tế thị trường. Dự thảo đưa ra đề án đánh thuế theo định mức diện tích đất là không hợp lý, bởi cùng diện tích đất nhưng ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị rất khác nhau. Việc đánh thuế nhà căn cứ trên số lượng nhà mà không tính đến giá trị nhà cũng cần phải được xem lại. Đại biểu cho rằng Dự thảo Luật như hiện nay không thể đạt được mục tiêu góp phần chống đầu cơ nhà, đất. Trước mắt, cần xem xét kỹ, nếu thấy chưa cần thiết thu thuế nhà ở thì chỉ đánh thuế đất, trên cơ sở giá trị đất. Còn nếu thu thuế nhà ở, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị, nên chỉ thu thuế nhà ở đối với các đối tượng có từ 2 nhà trở nên và áp mức thuế lũy tiến cao hơn nữa so với Dự thảo Luật đã đưa ra.
Đại biểu Dao Nhiễu Linh, Trương Thị Ánh (TP.HCM) cho rằng Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Vì thế, không nên đánh thuế nhà ở đối với người có một căn nhà để phù hợp với Hiến pháp và vì không phải nhà lúc nào cũng sinh lợi để đóng thuế. Cũng về vấn đề này, đại biểu Vũ Quý Tỵ (Bình Dương), Nguyễn Văn Nọ ( Long An) cùng có ý kiến chưa nên đặt vấn đề thu thuế nhà ở, vì hoạt động này rất phức tạp, khó thực hiện một cách công bằng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nếu tính thuế đất, cần áp dụng trên cơ sở diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước cấp, không lấy căn cứ trên diện tích thực tế, để tránh trường hợp việc nộp thuế đất trở thành hợp pháp hóa diện tích đất chiếm dụng, sử dụng trái phép. Đại biểu Dương Hồng Sơn (Hà Nội) cùng có chung quan điểm trên khi cho rằng chưa nên thu thuế nhà ở, vì vấn đề này chưa nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) nêu rõ, Luật thuế nhà, đất khi đưa vào áp dụng sẽ có tác động rất lớn đối với xã hội nên cần được xây dựng một cách kỹ càng và chính xác. Hai yếu tố cơ bản của Luật là "nhà" và "đất" được tiếp cận theo hai hướng không đồng bộ, không phù hợp (mà nhà được tính theo số lượng, đất tính theo định mức mét vuông). Đại biểu Hòa đồng ý với nhận định trong Báo cáo thẩm tra của Thường vụ Quốc hội cho rằng tính khả thi của Dự luật không cao vì hiện vẫn chưa có cơ quan nào kiểm soát được số lượng nhà, đất mà người dân sở hữu. Mức thuế lũy tiến đối với đất còn quá thấp nên sẽ không tác động nhiều đến các đối tượng đầu cơ đất. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật đưa ra thời hạn ổn định của thuế là 5 năm là mâu thuẫn với với Luật đất đai quy định giá đất do Hội đồng Nhân dân quyết định mỗi năm/một lần.
Đại biểu Trần Thị Loan (Hà Nội) cho rằng Dự luật chỉ mới nói đến nhà ở, chưa tính đến trường hợp nhà cho thuê; nhà vừa ở vừa cho thuê hoặc nhà chỉ để cho thuê. Còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ như nhà cho thuê văn phòng, cửa hàng cửa hiệu có phải đóng thuế không, hay vì sao nhà ở phải đóng thuế mà nhà xây cho mục đích khác lại không được điều chỉnh trong luật này, hoặc nghĩa vụ nộp thuế đất là người sử dụng hay người sở hữu; chủ sở hữu có đất cho thuê thì người sử dụng trả hay người là chủ sở hữu trả tiền thuế đất vì hai chủ thể này trên thực tế có thể khác nhau.
Ngày 8/4/2025, làng bóng chuyền Việt Nam xôn xao trước thông tin LPBank Ninh Bình chính thức từ chối cho VTV Bình Điền Long An mượn chủ công xuất sắc Nguyễn Thị Bích Tuyền để tham dự Cúp các câu lạc bộ nữ châu Á 2025 (AVC Champions League).
Giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á 2025 (AVC Women's Champions League 2025) là một trong những sự kiện thể thao đáng chú ý của khu vực châu Á, quy tụ các câu lạc bộ hàng đầu tranh tài để khẳng định vị thế.
Thông qua công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, lập biên bản và ra quyết định tạm giữ 136 xe mô tô, xe gắn máy vi phạm (có danh sách kèm theo).
Sáng nay, ngày 8/4/2025, làng bóng chuyền Việt Nam đón nhận tin sốc khi chủ công Michal Kubiak, nhà vô địch thế giới người Ba Lan, bất ngờ lên chuyến bay rời Việt Nam để trở về quê hương, bỏ lỡ trận chung kết cúp Hùng Vương cùng đội Công An TP.HCM.
Đoàn quân của HLV Diego Raul đã có chiến thắng khá ấn tượng 2-1 trước Saudi Arabia ở trận giao hữu lượt đi của hai đội diễn ra vào tối 8/4 tại Nhà thi đấu Thái Sơn Nam, Quận 8 (TP.HCM).
Theo truyền thông Bỉ, chiến lược kinh tế mới của Tổng thống Donald Trump, được ông ví như "Ngày Giải phóng", đang gây ra những lo ngại sâu sắc về khả năng tăng vọt giá iPhone và các sản phẩm Apple khác.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiều 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 12 toàn thành phố năm học 2024-2025, trong đó, tỷ lệ bài thi đạt điểm dưới trung bình (5 điểm) là 148.003 bài, chiếm gần 32% tổng số bài thi các môn.