Chọn viết cho thiếu nhi, với nhiều cây bút trẻ hôm nay, là hành trình mang theo cả niềm vui lẫn không ít thử thách. Họ đến với thể loại này bằng tình yêu trẻ thơ, bằng cảm xúc chân thành, nhưng khi bắt tay vào sáng tác, mỗi người lại đối diện với những thuận lợi và khó khăn riêng.

Chọn viết cho thiếu nhi, với nhiều cây bút trẻ hôm nay, là hành trình mang theo cả niềm vui lẫn không ít thử thách. Họ đến với thể loại này bằng tình yêu trẻ thơ, bằng cảm xúc chân thành, nhưng khi bắt tay vào sáng tác, mỗi người lại đối diện với những thuận lợi và khó khăn riêng.

Trên hành trình này, họ không ngừng trăn trở về một tác phẩm hấp dẫn viết cho thiếu nhi, như một cách để định hình dấu ấn sáng tác: thế nào là hay, là gần gũi, là chạm tới trẻ thơ? Để hiểu rõ hơn những tâm tư này, các tác giả trẻ dành cho Thể thao và Văn hóa (TTXVN) những chia sẻ chân tình.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 4): Trên hành trình định hình dấu ấn - Ảnh 1.

Đối với tôi, thách thức lớn nhất chỉ là thời gian. Tôi có nhiều lợi thế, tôi đã làm mẹ và có cơ hội được tiếp xúc, được trải nghiệm cùng với con. Một thế giới tuổi thơ vô cùng thú vị mà tôi được đồng hành. Tôi sẽ biết cách nắm bắt tâm lý các bạn nhỏ hơn, hiểu các bạn ấy muốn gì. Nhưng cùng với đó, tôi rất bận. Một người phụ nữ viết văn thì thời gian dành cho sáng tác giống như cái bánh bị chia thành nhiều phần, làm sao chia cho khéo mà dành lấy một phần để viết đã thật khó.

Cũng bởi thế, nếu chỉ ra những yếu tố hội tụ cần và đủ để có một cuốn sách thiếu nhi hay thì ai cũng chỉ ra được, nhưng làm được lại rất khó. Cuốn sách đó không chỉ trong trẻo, dễ thương, thú vị, nắm bắt tâm lý nhân vật tốt, mà còn cần phải có duyên - cái duyên ngầm mang lại tiếng cười khúc khích cho các bạn nhỏ.

Đọc xong tác phẩm mà vẫn thấy lấp lánh đâu đó trong đôi mắt các bạn ấy niềm vui, khi gấp cuốn sách mà vẫn tiếc nuối và muốn đọc lại thì đó là thành công của người viết. Đôi khi, cuốn sách đó không cần bài học, thông điệp gì to tát, chỉ là một khoảnh khắc khiến các bạn nhỏ thích thú và hạnh phúc khi đọc nó.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 4): Trên hành trình định hình dấu ấn - Ảnh 2.

Tôi đến với văn học thiếu nhi theo một kiểu rất ngây ngô, không viết để xuất bản hoặc thi thố bất kì giải gì, nên khi viết, tôi rất thoải mái.

Tôi nhớ Ông Ba Bị và những đứa trẻ trong mơ được tôi viết khá thoải mái mỗi đêm sau khi đi làm về, hoặc gần đây là Ngày nay có một ông Trời, tôi viết liên tục trong vòng hai tháng thì xong.

Với cả 2 tác phẩm, tôi đều nhớ như in khoảnh khắc mình vừa gõ bàn phím, vừa cười rúc rích hoặc khóc rưng rưng cùng nhân vật. Đó là một cảm giác nhập thần vào nhân vật, kì diệu đến mức mà bây giờ nhớ lại, mình vẫn xúc động. Tôi nghĩ, khi đó, đứa trẻ bên trong mình đã thức dậy, thay tôi viết ra những điều trẻ con nghĩ.

Tôi từng là một đứa trẻ không hạnh phúc, nhưng trong sáng tác văn học thiếu nhi, tôi thầm biết ơn tuổi thơ đã tạo nên cho mình một trái tim nhạy cảm, luôn yêu thương, đứng về phía trẻ con và nói lên tiếng nói của trẻ con.

Theo tôi, một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, để được hấp dẫn, trước hết phải có những nhân vật hợp thời đại, khiến cho trẻ con được nhìn thấy mình và thế giới xung quanh mình trong đó.

Tôi nghĩ, đây là một thử thách với người viết: cho dù người lớn nào cũng từng là trẻ con, nhưng trẻ con mỗi thời mỗi khác. Việc thấu hiểu, cảm thông và trò chuyện với trẻ con trong tác phẩm văn học thiếu nhi cũng phải phù hợp với tâm lý thời đại, điều này đòi hỏi các tác giả phải dấn thân vào thế giới trẻ con và tự làm mới mình mỗi ngày.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 4): Trên hành trình định hình dấu ấn - Ảnh 3.

Văn học thiếu nhi bây giờ đang được quan tâm, có độc giả rộng lớn, đó là thuận lợi rất lớn cho người viết. Tôi có con nhỏ, việc quan sát, gần gũi, chuyện trò với con cho mình thêm nhiều cảm xúc và ý tưởng để viết. Việc trở thành mẹ luôn gợi nên cho người phụ nữ nhiều rung cảm với con trẻ. Tôi nghĩ, trong việc viết văn có được sự rung cảm thì trang viết dễ thành công.

Khi bắt đầu viết cho thiếu nhi, tôi cũng có rất nhiều băn khoăn. Càng đọc văn của các cây bút kỳ cựu viết cho thiếu nhi, mình lại càng hoang mang. Bởi họ đã viết rất hay, rất sâu sắc. Nhiều bạn trẻ viết cho thiếu nhi cũng rất thú vị, nhí nhảnh, với nhiều đề tài khác nhau. Tôi là người mới bắt đầu thì sẽ viết như thế nào đây để các em nhỏ thích thú?

Tuy nhiên, tôi nghĩ, điều cốt lõi của những trang văn cho thiếu nhi vẫn là sự hồn nhiên, trong trẻo. Tôi viết từ sự rung động thật sự, viết như là cho con của mình đọc thì sẽ chạm tới các em.

Tính tới thời điểm hiện tại, tôi chỉ mới có 2 truyện dài viết cho thiếu nhi. Kinh nghiệm sáng tác cho thiếu nhi còn quá ít ỏi để có thể khái quát được kinh nghiệm gì. Tuy nhiên, theo trải nghiệm sáng tác cá nhân thì trẻ con rất đơn giản và trẻ con thích đọc những câu chuyện đơn giản và thật gần gũi. Khi đặt bút viết, tôi lựa chọn từ ngữ, cốt truyện, cách diễn đạt sao cho đúng với đối tượng mình hướng đến.

Hiển nhiên, một tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng cần mang một thông điệp nào đó. Nhưng trẻ em lại không thích đọc những câu chuyện nặng tính giáo điều, dạy dỗ. Cho nên, thông điệp cũng cần cài cắm nhẹ nhàng, để các em tự nhận ra từ câu chuyện mình kể, sẽ dễ được các em đón nhận.

Với một tác phẩm viết cho thiếu nhi, mình nghĩ, điều quan trọng nhất là thổi vào đó một sự trong trẻo và hồn nhiên. Không phải là người lớn cố gượng ép để vào vai mà thực sự hóa thân để viết. Sao cho các em khúc khích cười hay rưng rưng nước mắt là bởi tin vào những điều mình viết là thật.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 4): Trên hành trình định hình dấu ấn - Ảnh 4.

Điều thuận lợi là tôi nhận được rất nhiều sự cổ vũ từ những người xung quanh. Còn thách thức thì không chỉ với riêng tôi, mà với đa phần những nhà văn khác, đó là bài toán cơm áo gạo tiền. Bởi dù yêu nghề đến bao nhiêu thì ở hiện tại, tôi vẫn không thể kiếm sống từ nghề viết, nên cũng không thể dành toàn bộ thời gian và tâm trí để viết như mong muốn.

Thật khó để trả lời câu hỏi một tác phẩm văn học thiếu nhi hấp dẫn cần hội tụ những yếu tố gì, bởi khi viết, tôi chưa bao giờ nghĩ về việc sẽ viết hay hoặc hấp dẫn. Tất cả những gì tôi muốn là chân thật kể lại câu chuyện đã gọi tôi đến bàn viết.

Với tư cách một người yêu sách thiếu nhi, tôi thường bị hấp dẫn bởi những câu chuyện chân thật và sinh động. Sự chân thật làm cho nhân vật trở nên "sống" với người đọc, đem lại sự gắn bó, từ đó dẫn đến sự đồng cảm và yêu mến.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 4): Trên hành trình định hình dấu ấn - Ảnh 5.

“Chuyển động trẻ” trong văn học thiếu nhi đương đại (Bài 1): Từ điểm sáng tại các giải thưởng


Công Bắc