Bảo tồn Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

20/03/2025 14:30 | Du lịch
Vũ Văn Đạt/TTXVN

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.

Tại hội nghị, đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến công tác truyền thông, quảng bá du lịch; thu hút giới trẻ phát triển du lịch gắn với xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của Công viên địa chất để phát triển du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nhất là thanh niên. Các chính sách của tỉnh trong hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện về nguồn vốn cho thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng các đề tài khoa học vào thực tiễn...

Bí thư Đoàn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn Hoàng Thị Thúy Nga cho rằng, hoạt động du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Tuy nhiên, nếu khai thác quá mức có thể tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái. Vậy tỉnh đã có cơ chế, chính sách, biện pháp nào để cân bằng giữa khai thác du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển bền vững?

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch - Ảnh 1.

Hang động Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn chứa đựng nhiều giá trị khảo cổ, văn hóa, lịch sử. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN

Trả lời ý kiến này, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân nhấn mạnh, di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn và Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn là tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng.

Dù vậy, tỉnh vẫn gặp phải nhiều thách thức trong việc cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, giữa giá trị kinh tế và văn hóa. Thực tế hiện nay đang tồn tại các xu hướng chính trong mối quan hệ này. Đó là bảo tồn tốt nhưng chưa khai thác được hiệu quả kinh tế; khai thác kinh tế tốt nhưng bảo tồn di sản chưa hiệu quả và cân bằng hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Để hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ di sản văn hóa, tỉnh xác định phát triển du lịch bền vững, đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường; không đánh đổi di sản để phát triển du lịch bằng mọi giá.

Thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện các đề tài nghiên cứu nhằm nhận diện, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong Công viên địa chất, hướng tới xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng. Tỉnh đang hợp tác với chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng các tuyến du lịch mang chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng” với 38 điểm đến tập trung vào giá trị văn hóa, tín ngưỡng địa phương. Các tuyến này sẽ kết hợp với phát triển hạ tầng, quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh cũng đã ban hành, điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích xã hội hóa theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tư nhân hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững...

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định, năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Công viên địa chất Lạng Sơn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh, góp phần kết nối Lạng Sơn với các đối tác trong mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển bền vững chung của tỉnh. Sự kiện cũng góp phần tạo động lực, cơ hội tập trung nguồn lực để tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc.

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đoàn viên, thanh niên là lực lượng quan trọng, có vai trò tiên phong trong gìn giữ, xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa, tham gia phát triển du lịch. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thanh niên Lạng Sơn cần khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số để quảng bá hình ảnh quê hương, xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, sáng tạo, thân thiện với môi trường. Đoàn viên thanh niên cần nghiên cứu, chủ động, linh hoạt, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng ý tưởng, sản phẩm du lịch, phát triển du lịch gắn với Công viên địa chất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình và lao động địa phương...

Về chính sách hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin, tỉnh đã thành lập Khu làm việc chung hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để hỗ trợ, tư vấn giúp thanh niên hiện thực hóa các ý tưởng, dự án sáng tạo, khởi nghiệp. Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học nếu đáp ứng yêu cầu đề ra, được nghiệm thu, ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn phối hợp với các ngân hàng đã tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Tỉnh Quảng Trị có hơn 500 di tích lịch sử, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Những năm qua, tỉnh chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích nhằm bảo vệ di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững, quảng bá hình ảnh Quảng Trị ra thế giới.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái. Đây là năm năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – vừa có bài viết mang tựa đề “Việt Nam phát triển du lịch đặc sắc”. Theo bài viết, cứ vào buổi tối các ngày cuối tuần, khi đèn được bật sáng, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội lại trở nên sôi động và náo nhiệt khi những tuyến đường xung quanh hồ đã biến thành phố đi bộ.

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - nơi lưu giữ những di sản vô giá về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê.

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động vừa qua, hình thức du lịch dưỡng sinh đã nổi lên tại Trung Quốc như một xu hướng mới, thay thế cho các lựa chọn du lịch truyền thống như du lịch nước ngoài và tham quan thành phố.

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 17/5/2025, tại Bảo tàng Đắk Lắk, đã diễn ra Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề "Sắc vóc non cao".

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành đã góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đơn vị kiểu mẫu về triển khai du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ "Ngày văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội", sáng 17/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Tin mới nhất

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Quảng Trị phát triển du lịch bền vững từ "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"

Tỉnh Quảng Trị có hơn 500 di tích lịch sử, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Những năm qua, tỉnh chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích nhằm bảo vệ di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững, quảng bá hình ảnh Quảng Trị ra thế giới.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái. Đây là năm năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch đặc sắc

Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – vừa có bài viết mang tựa đề “Việt Nam phát triển du lịch đặc sắc”. Theo bài viết, cứ vào buổi tối các ngày cuối tuần, khi đèn được bật sáng, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội lại trở nên sôi động và náo nhiệt khi những tuyến đường xung quanh hồ đã biến thành phố đi bộ.

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên: Di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - nơi lưu giữ những di sản vô giá về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê.

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Du lịch dưỡng sinh lên ngôi tại Trung Quốc

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động vừa qua, hình thức du lịch dưỡng sinh đã nổi lên tại Trung Quốc như một xu hướng mới, thay thế cho các lựa chọn du lịch truyền thống như du lịch nước ngoài và tham quan thành phố.

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Ngắm "Sắc vóc non cao" qua những trang phục thổ cẩm Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 17/5/2025, tại Bảo tàng Đắk Lắk, đã diễn ra Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề "Sắc vóc non cao".

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành đã góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đơn vị kiểu mẫu về triển khai du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ "Ngày văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội", sáng 17/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp.

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ngày 16/5, Đoàn đại biểu gồm các đại sứ, trưởng đại diện và thành viên ngoại giao đoàn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh (Hải Dương).