(TT&VH) - Hôm qua (4/10), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo văn học về thơ Tố Hữu nhân 90 năm ngày sinh của ông (4/10/1920 - 4/10/2010) với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu uy tín trong cả nước.
Tại hội thảo, nhiều nhà văn, nhà lý luận phê bình tên tuổi đã đọc tham luận và phát biểu ý kiến về thơ và đời Tố Hữu. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá: “Tố Hữu là một nhân cách văn hóa của dân tộc và đã được ghi nhận với hai phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa là nhà thơ lớn”.
Tố Hữu và Bút tích của ông với bản dịch Long thành cầm giả ca
Tố Hữu còn được đánh giá là một tài năng dịch thơ lỗi lạc. GS Mai Quốc Liên khẳng định: “Thế kỷ vừa qua, có nhiều người dịch thơ nhưng khó ai sánh được với Tố Hữu về phương diện ấy...”. Khẳng định này có vẻ “hơi lạ lẫm” với nhiều người. Tuy vậy, GS Liên chứng minh: “Tài năng sáng tác đã chuyển hóa thành tài năng dịch ... Ông ít có thời gian để sáng tác, sáng tác, như ông nói (tức Tố Hữu) chủ yếu là lúc nằm bệnh viện, hoặc tranh thủ đêm hôm, ngày nghỉ. Thế nhưng ngoài sáng tác, ngoài công việc ra, ông còn rất quan tâm đến dịch thơ. Và ông đã để lại một di sản dịch đáng kể với hơn 200 bài”
Theo GS Liên, sở dĩ Tố Hữu dịch thơ là vì trước hết, ông thấy cái sự cần thiết phải tiếp nhận những tinh hoa thơ của nhân loại cho chính nhân dân mình. Nhân dân ta, do chiến tranh, đói nghèo... đã rất thiệt thòi trong các cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trên thế giới. Hơn nữa, trong cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng xã hội mới, chúng ta cần đến tiếng thơ của những người đồng chí, cùng chung lý tưởng, cần những bài thơ như những tuyên ngôn chiến đấu. Bạn ơi, dù đầu ta rơi mất/Ta sẽ nâng trái đất trên vai/ Từ đôi mắt mẹ khóc hoài/ Sẽ đưa trái đất ra ngoài lệ đau.../ Phí hoài đâu những hy sinh/ Bạn ơi, tạm biệt/ Chết là việc mới cho mình đó thôi... (Jindrich Vichra – Tiệp Khắc).
Qua những bản dịch của Tố Hữu, người đọc cảm nhận được cái tha thiết, cái hy vọng và tuyệt vọng, chiều rộng của không gian, mong manh, phấp phỏng của thời gian và trên hết là cả tình yêu, là chờ đợi, là thủy chung... cao đẹp của hồn người.
“Em ơi đợi anh về Đợi anh hoài em nhé Mưa có rơi dầm dề Ngày có dài lê thê Em ơi em cứ đợi..”
(Trích Đợi Anh về, Thơ Simonov, Tố Hữu dịch)
GS Mai Quốc Liên cũng cho biết thêm là vào cuối đời, còn chút ít thời gian, Tố Hữu dịch một số bài thơ phương Đông và của dân tộc mình, những bài thơ chữ Hán; chủ yếu là qua các bản dịch nghĩa. Điều thuận là qua phiên âm, dịch nghĩa... người như Tố Hữu dễ nắm được tình ý của nguyên tác. Các bản dịch thơ Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... đều thể hiện tấm lòng của thơ Tố Hữu đối với các thi hào cổ điển và được dịch rất công phu. Long thành cầm giả ca được dịch, chữa đi chữa lại nhiều lần, kỳ cho đạt đến độ hoàn chỉnh mới thôi... Lỗ Tấn nói đúng: “Dịch khó hơn sáng tác”. Bởi vì dịch luôn luôn bị bó buộc bởi nguyên tác, còn sáng tác thì tự do hơn. Bản dịch Long thành cầm giả ca của Tố Hữu là một bản dịch xứng với Nguyễn Du, người mà Tố Hữu đã nghe qua thơ ông tiếng vọng của cả nước non: “Nghe như nước non vọng lời ngàn thu/ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ ru tháng ngày...”
Sinh thời, Tố Hữu và cũng như hiện nay, Toàn tập, Tuyển tập... của Tố Hữu không tính đến các bản dịch. Có lẽ đối với Tố Hữu, dịch cũng là sáng tác và đối với ông, dịch, sáng tác hay làm bất cứ công việc gì cũng là vì đời, vì nhân dân, vì cách mạng, vì kháng chiến, vì lý tưởng của mình. Đó cũng là món quà mà ông dâng hiến là “cho”, “sống là cho, chết cũng là cho” như ông nói. Nhiều người sẽ tiếp nhận món quà quý ấy với lòng biết ơn ông vô hạn!
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào từ ngày 24-25/4/2025.
Ngày 21/4, tại Trường Trung học Phổ thông Thanh Hòa (huyện biên giới Bù Đốp, Bình Phước), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.
Năm 2025, Quảng Bình phấn đấu đón 5,5 - 6 triệu lượt khách du lịch, qua đó khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh với những điểm đến, dịch vụ hấp dẫn. Hiện các điểm du lịch, nhà hàng, cơ sở lưu trú chuẩn bị điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón khách cao điểm mùa du lịch.
Tổng Bí thư đề nghị, để “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa.
Hơn một thập kỷ sau khi blogger sức khỏe Belle Gibson thừa nhận cô không hề mắc ung thư não giai đoạn cuối như đã tuyên bố, câu chuyện của cô đã trở thành nguồn cảm hứng cho một bộ phim mới trên Netflix, đồng thời khơi dậy sự phẫn nộ tại Australia về vụ việc vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Dẫn trước đối thủ 2-0 sau 2 set 1 và 2 nhưng VTV Bình Điền Long An để CLB Bắc Kinh ngược dòng giành chiến thắng 3-2 chung cuộc trong trận ra quân ở giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ Châu Á 2025.
Ngày 19/4/2025, UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Những ngày tháng Tư năm 2025, mỗi người con đất Việt đều cảm nhận giá trị thiêng liêng của non sông một dải. Đất nước đẹp vô cùng, từ cao nguyên đá Đồng Văn qua đôi bờ Bến Hải tới Đất Mũi Cà Mau, từ dãy Trường Sơn hùng vĩ mở ra vùng biển bao la của Tổ quốc với Hoàng Sa, Trường Sa…
Ban kỷ luật VFF đã đưa ra những mức án kỷ luật nghiêm khắc với những thành viên trong Ban huấn luyện CLB HAGL có hành vi lăng mạ, xúc phạm trọng tài sau trận đấu với Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 19 LPBank V-League 2024/25.
Không chỉ dừng lại ở vị thế đầu tàu kinh tế, TP. Hồ Chí Minh còn được biết đến là một trong những địa phương luôn có ngọn lửa tiên phong chưa bao giờ tắt trên hành trình phát triển cùng đất nước.
Qua 50 năm chuyển mình phát triển cùng đất nước, TP. Hồ Chí Minh được biết đến và khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ thuộc hàng đầu của Việt Nam.